Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung.
Hỏi: Tôi và vợ tôi có 02 đứa con, trong quá trình chung sống, tôi và vợ tôi không hợp nhau, hai vợ chồng luôn có nhiều điểm khác nên xích mích nhiều, nhưng vì con cái chúng tôi không muốn ly hôn.Vợ chồng tôi điều làm nhà nuớc và có thu nhập riêng, từ sau khi cuới đến nay, những khoản chi của 02 vợ chồng luôn tách bạch, ai làm nguời đó huởng, tự chi tiêu mua sắm cho mình, không ai đụng tới tài sản của ai. Đề nghị Luật sư tư vấn, vợ chồng tôi muốn phân rõ những tài sản mình làm ra thuộc quyền sở hữu cá nhân thì phải làm như thế nào? (Bình Ánh - Thanh Hóa)
Luật gia Trần Bảo Ngọc - Tổ tư vấn pháp luật Hôn nhân và Gia đình của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Liên quan tới vấn đề anh (chị) hỏi, chúng tôi xin trích dẫn một số quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2005 như sau:
- Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu:Việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: "1. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình; quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;2. Nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ sau đây:a) Nghĩa vụ nuôi dưỡng; cấp dưỡng;b) Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại;c) Nghĩa vụ thanh toán khi bị Tòa án tuyên bố phá sản;d) Nghĩa vụ trả nợ cho cá nhân, tổ chức;đ) Nghĩa vụ nộp thuế hoặc nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước;e) Nghĩa vụ khác về tài sản theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan" (Điều 42)
Như vậy, nếu việc phân chia tài sản của anh (chị) không thuộc một trong các trường hợp quy định tại điều 42 Luật HN&GĐ thì anh (chị) hoàn toàn có quyền thỏa thuận phân chia rõ ràng tài sản với vợ. Việc thỏa thuận này cần phải được lập thành văn bản, văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng anh (chị) hoặc theo pháp luật quy định. Nếu vợ anh (chị) không đồng ý thì anh (chị) có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật Hôn nhân và Gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận