-->

Chia tài sản khi ly hôn nhưng chồng đứng tên trên sổ đỏ

Luật sư tư vấn về chia tài sản khi ly hôn nhưng chồng đứng tên trên sổ đỏ...

Hỏi: Ba mẹ tôi kết hôn với nhau và đã co 3 người con. Mẹ tôi muốn ly hôn đơn phương bởi vì ba tôi ngoài cờ bạc, cá ngựa .cá độ đá banh làm nợ bắt mẹ tôi phải trả. Gần đây nhất ba tôi bắt mẹ đứng ra vay 150 triệu để ba trả nợ. Tôi muốn nhờ luật sư tư vấńn dùm tôi nếu mẹ tôi ly hôn đơn phương thì số nợ đó phải kê khai trong đơn ly hôn như thế nào và ai là người trả sau khi ly hôn.Trong thời gian chung sống với ba tôi mẹ tôi đã vất vả nuôi 3 anh em tôi. Và mẹ tôi đã tích góp mua 1 miếng đất hoàn toàn bằng tiền mẹ để dành để sau này cho anh em tôi. Nhưng trớ trêu thay ba tôi lại giành đứng tênn. Vậy luật sư cho tôi hỏi như vậy khi ly hôn miếng đất đó phải phân xử như thế nào và nếu như mẹ tôi không kê khai miếng đất này vào trong đơn ly hôn đơn phương thì sau này ly hôn rồi mẹ tôi có quyền bán được không khi ba tôi đứng tên? (Thanh Vân - Nam Định)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thành Đạt - Tổ tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Theo như thông tin bạn cung cấp thì hiện nay, mẹ bạn muốn yêu cầu đơn phương ly hôn với bố bạn và muốn xử lý số tài sản vay nợ của bố bạn cũng mảnh đất thực chất là của mẹ bạn nhưng bố bạn đứng tên.

Về khoản vay 150 triệu, khi mẹ bạn đứng ra vay thì trên giấy vay nợ có chữ ký của bố bạn không? Nếu trong trường hợp không có chữ ký của bố bạn thì rất khó để yêu cầu bố bạn trả khi yêu cầu tại tòa bởi lẽ người vay và người ký tên trên hợp đồng vay tài sản là mẹ bạn chứ không phải là bố bạn.Tuy nhiên, theo quy định của Luật hôn nhân gia đình 2014 về trách nhiệm liên đới của vợ và chồng, nếu như mẹ bạn chứng minh được số tiền vay đó phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của cuộc sống gia đình thì bố bạn cúng phải có nghĩa vụ trả nợ trong trường hợp này. Căn cứ:

Điều 27 Luật hôn nhân gia đình 2014 về trách nhiệm liên đới của vợ, chồng như sau:

"1. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 30 hoặc giao dịch khác phù hợp với quy định về đại diện tại các điều 24, 25 và 26 của Luật này.2. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ quy định tại Điều 37 của Luật này".

Điều 37 Luật hôn nhân gia đình 2014 về nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng như sau:

"Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình".

Vì vậy trong đơn ly hôn mẹ bạn có thể ghi số nợ đó vay để phục vụ nhu cầu thiết yếu trong gia đình. Tuy nhiên mẹ bạn phải chứng minh được việc này. Khi có đủ đủ căn cứ chứng minh thì mẹ bạn có thể yêu cầu tòa về việc xử lý phần nợ sau ly hôn thuộc trách nhiệm chung của cả 2 vợ chồng.

Về vấn đề mảnh đất, do hiện nay đã đứng tên bố bạn nên việc lấy lại mảnh đất rất khó. Nếu như mẹ bạn hoàn toàn chứng minh được số tiền của mẹ bạn dùng để mua mảnh đất là tài sản riêng thì mảnh đất đó sẽ là tài sản riêng cảu mẹ bạn. Tuy nhiên, số tiền này là khoản tích cóp của mẹ bạn trong thời kỳ hôn nhân nên vẫn được coi là tài sản chung. Khi ra tòa, tòa sẽ chia tài sản theo hình thức tài sản chung vợ chồng. Nhưng khi chia tài sản, tòa sẽ dựa vào căn cứ công sức đóng góp của hai vợ chồng để chia tài sản cho hợp lý.

Điều 59 Luật hôn nhân gia đình 2014 về nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn như sau:

"1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch".

Nếu như không kê khai vào đơn ly hôn thì tức là bố mẹ bạn thỏa thuận đưuọc với nhau về chia tài sản, khi đó tòa sẽ không can thiệp vào việc này. Tuy nhiên việc thỏa thuận chia tài sản sẽ rất bất lợi cho mẹ bạn nên chúng tôi có lời khuyên mẹ bạn nên yêu cầu tòa phân chia tài sản. Mẹ bạn muốn bán thì phải cần có sự đồng ý của bố bạn nếu không sẽ không có giá trị pháp lý. Căn cứ vào các quy định trên, bạn có thể áp dụng vào trường hợp của mẹ mình sao cho phù hợp.

Khuyến nghị:
  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.