Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây: Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc...
Hỏi: Chú tôi năm nay đã 57 tuổi, có thời gian tham gia đóng BHXH 33 năm, vì hoàn cảnh gia đình nên chú tôi làm đơn xin nghỉ hưu trước tuổi và ông được thủ trưởng cơ quan đồng ý. Trước khi làm đơn xin nghỉ hưu, chú tôi trên tuyến đường đi từ nơi làm việc về nhà ông bị tai nạn giao thông làm gãy chân, ông phải nằm bệnh viện điều trị. Theo quy định của pháp luật về BHXH thì chú tôi được nghỉ hưu thì lương hưu, chế độ trợ cấp nghỉ hưu được tính như thế nào? Và chú tôi có được hưởng chế độ tai nạn lao động không? (Đoàn Minh Cường - Thái Nguyên).
"Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây: "1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh; b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động; c) Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý. 2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này; 3. Người lao động không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả nếu thuộc một trong các nguyên nhân quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này".
- Theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 (LBHXH):
"1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;" (Điểm a khoản 1 Điều 54).
"1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 54 của Luật này nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động. Sau đó mỗi năm tăng thêm một tuổi cho đến năm 2020 trở đi, nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi thì mới đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên; b) Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên" (Khoản 1 Điều 55).
"1. Từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành cho đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%. 2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau: a) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm; b) Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm. Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%. 3. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 55 của Luật này được tính như quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%" (Điều 56).
Theo thông tin bạn cung cấp thì chú bạn xin nghỉ hưu trước tuổi và được thủ trưởng cơ quan đồng ý. Tuy nhiên, chú bạn chưa làm đơn cũng như chưa có quyết định của cơ quan tức vẫn tồn tại quan hệ làm việc, vẫn chịu sự quản lý của cơ quan. Do đó, trong trường hợp xảy ra tai nạn để xác định có được hưởng các chế độ từ phía của công ty cũng như từ phía cơ quan bảo hiểm thì phải chú bạn phải đáp ứng đủ điều kiện tại Điều 45 LATLĐ. Nếu quãng đường từ cơ quan về nhà chú của anh/chị xảy ra tai nạn được xác định là tuyến đường đi thường ngày, khoảng thời gian hợp lý. Đồng thời, khả năng suy giảm từ 5% sức khỏe trở nên thì vẫn được hưởng chế độ tai nạn lao động tri trả từ phía cơ quan cũng như từ phía cơ quan bảo hiểm..Chú của anh/chị năm nay được 57 tuổi, thời gian tham gia đóng bảo hiểm được 33 năm và được cơ quan đồng ý cho về hưu trước tuổi. Tuy nhiên, do chú anh/chị vẫn thiếu về độ tuổi nên tại thời điểm này sẽ không được giải quyết hưởng chế độ hưu trí. Trừ trường hợp chú của anh/chị giám định khả năng suy giảm sức khỏe từ 61% trở nên thì mới được hưởng. Theo đó, chú của anh/chị sẽ được hưởng hưu trí hàng tháng theo Điều 56 LBHXH. Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi.
Khuyến nghị:
- Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
- Nội dung tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận