-->

Chậm trả nợ ngân hàng có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Việc chị sở hữu số tiền vay là thông qua hợp đồng vay trả góp, việc chị trả chậm tiền cũng không phải là cố ý. Do đó, không đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với chị về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Hỏi: Vợ chồng tôi có vay ngân hàng một số tiền, hàng tháng vẫn đóng lãi đầy đủ. Nhưng do thời gian này chồng tôi đi công tác, tôi lại làm nội trợ trong gia đình không có tiền nên đã yêu cầu họ khi nào chồng tôi về chúng tôi sẽ trả và được bên cho vay đồng ý. Nhưng hôm nay tôi vừa nhận được tin nhắn từ số điện thoại 0128504XXX với nội dung:"Văn phòng pháp lý yêu cầu Nguyễn Ngọc Thơm thanh toán số tiền trước 15h hôm nay. Nếu không đúng hẹn sẽ bồi thường hợp đồng, phạt tù 03 năm theo điều 139 Bộ Luật Hình sự về tội trốn tránh chiếm đoạt tài sản.". Đề nghị Luật sư tư vấn, tôi có thể bị truy cứu trách nhiệm không vì tôi chỉ là chưa gom được tiền và không có ý định trốn tránh nghĩa vụ? (Nguyễn Ngọc Thơm - Đồng Nai)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Phạm Văn Hùng - Tổ tư vấn pháp luật hình sự của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Đầu tiên, theo như thông tin mà chị cung cấp, nội dung tin nhắn gửi đến chị nói rằng: "Văn phòng pháp lý yêu cầu Nguyễn Ngọc Thơm thanh toán số tiền trước 15h hôm nay. Nếu không đúng hẹn sẽ bồi thường hợp đồng, phạt tù 3 năm theo Điều 139 Bộ Luật Hình sự về tội trốn tránh chiếm đoạt tài sản."

Hiện tại, Bộ Luật Hình sự của Việt Nam không có khái niệm về tội "trốn tránh chiếm đoạt tài sản". Theo Điều 139 BLHS chỉ có quy định về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" đươc quy định như sau:

"1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Tái phạm nguy hiểm; d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt; e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng; g) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm: a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng; b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình: a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.".

Theo điểm a, khoản 2, điều 1Luật sửa đổi, bổ sungBLHS 2009quy định:

"Sửa đổi cụm từ “năm trăm nghìn đồng” thành cụm từ “hai triệu đồng” tại khoản 1điều 139".

Như vậy, về mặt khách quan, phải có hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản:

- Dùng thủ đoạn gian dối là đưa ra thông tin giả (không đúng sự thật) nhưng làm cho người khác tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội. Việc đưa ra thông tin giả có thể bằng nhiều cách khác nhau như bằng lời nói, bằng chữ viết (viết thư), bằng hành động.

- Chiếm đoạt tài sản, được hiểu là hành vi chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành của mình. Đặc điểm của việc chiếm đoạt này là nó gắn liền và có mối quan hệ nhân quả với hành vi dùng thủ đoạn gian dối.

Về mặt chủ quan, người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý,ý chí của người phạm tội lừa đảo bao giờ cũng nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản trước khi thực hiện hành vi lừa đảo.

Theo như thông tin mà chị cung cấp, việc chị sở hữu số tiền vay là thông qua hợp đồng vay trả góp, việc chị trả chậm tiền cũng không phải là cố ý. Do đó, không đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với chị về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.