-->

Cha mẹ có hộ khẩu khác nhau, làm giấy khai sinh cho con như thế nào?

Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, nơi cư trú của người mẹ thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ em; nếu không xác định được nơi cư trú của người mẹ, thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của người cha thực hiện việc đăng ký khai sinh.

Hỏi: Tôi sinh ra và lớn lên ở Huế, sau đó đến Đà Lạt sinh sống, tuy nhiên, hộ khẩu của tôi vẫn để ở Huế. Chồng tôi có hộ khẩu tại Đà Lạt, chúng tôi chỉ tổ chức cưới mà không đăng ký kết hôn. Con chung của chúng tôi đã 03 tuổi. Khi đến phường làm giấy khai sinh, cán bộ tư pháp phường yêu cầu tôi phải về Huế làm giấy khai sinh hoặc cắt khẩu của chồng nhập ở Đà Lạt mới làm giấy khai sinh cho con tôi. Đề nghị Luật sư tư vấn, làm sao để đăng ký khai sinh trong trường hợp này? (Thanh Bình - Đà Lạt)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Lương Văn Bình - Tổ tư vấn pháp luật hành chính Công ty Luật TNHH Everest trả lời:

Theo quy định tại Điều 14 về việc đăng ký và quản lý hộ tịch: Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày sinh con, cha, mẹ có trách nhiệm đi khai sinh cho con; nếu cha, mẹ không thể đi khai sinh, thì ông, bà hoặc những người thân thích khác đi khai sinh cho trẻ em. Nếu việc sinh chưa đăng ký trong thời hạn quy định tại Điều 14 của Nghị định này, thì phải đăng ký theo thủ tục đăng ký quá hạn. Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi có thẩm quyền đăng ký khai sinh theo quy định tại Điều 13 của Nghị định này thực hiện việc đăng ký khai sinh quá hạn, theo đó:

"1. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã), nơi cư trú của người mẹ thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ em; nếu không xác định được nơi cư trú của người mẹ, thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của người cha thực hiện việc đăng ký khai sinh.

2. Trong trường hợp không xác định được nơi cư trú của người mẹ và người cha, thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi trẻ em đang sinh sống trên thực tế thực hiện việc đăng ký khai sinh".

Như vậy, trong trường hợp của chị, thẩm quyền đăng ký khai sinh cho cháu bé là Ủy ban nhân dân cấp xã nơi chị cư trú. Nếu chị muốn đăng ký khai sinh cho cháu bé tại Đà Lạt thì chị có thể làm thủ tục đăng ký tạm trú hoặc đăng ký thường trú cho chị tại Đà Lạt.

Hồ sơ đăng ký khai sinh quá hạn được lập thành 01 bộ hồ sơ, gồm các giấy tờ sau:

Giấy tờ phải nộp:

- Phiếu cung cấp thông tin đăng ký khai sinh quá hạn (cá nhân tự viết hoặc tham khảo mẫu tại UBND xã, phường, thị trấn nơi đăng ký khai sinh)

- Bản chính Giấy chứng sinh do cơ sở y tế (bệnh viện, trạm y tế, nhà hộ sinh…) nơi trẻ em sinh ra cấp. Nếu trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế thì Giấy chứng sinh được thay bằng:

+ Văn bản xác nhận của người làm chứng (người làm chứng phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và biết rõ sự việc làm chứng; người làm chứng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của sự việc mà mình làm chứng).

+ Trong trường hợp không có người làm chứng thì người đi khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực.

Giấy tờ phải xuất trình:

- Bản chính Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ em (nếu cha, mẹ của trẻ em có đăng ký kết hôn).

- Bản chính Giấy chứng minh nhân dân; sổ hộ khẩu, Giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể hoặc Giấy đăng ký tạm trú có thời hạn của cha, mẹ trẻ em.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật hành chính mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.