-->

Cải cách thủ tục hành chính

Công cuộc cải cách hành chính do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, Nhà nước thực hiện trong 15 năm qua đã được tiến hành tương đối đồng bộ, trong đó thủ tục hành chính được chọn làm khâu đột phá.

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Sở dĩ Đảng và Nhà nước coi trọng cải cách thủ tục hành chính như vậy là do thủ tục hành chính liên quan trực tiếp tới việc thực hiện thẩm quyền của các chủ thể quản lí hành chính nhà nước, tới việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức. Đây được coi là nhiệm vụ khó khăn, lâu dài và thường xuyên. Cho đến nay, nhu cầu cải cách thủ tục hành chính vẫn đặt ra một cách cấp thiết vì thủ tục hành chính còn nhiều bất cập như mang đậm dấu ấn của thời bao cấp, nặng về cơ chế “xin - cho”; rườm rà, phức tạp, nhiều cấp trung gian, coi trọng sự thuận Iợi cho hoạt động của Nhà nước ít chú ý đến lợi ích và sự thuận tiện cho dân; phân tán, chồng chéo, thiếu thống nhất, thiếu công khai.

Những hạn chế của thủ tục hành chính đã gây nhiều trở ngại cho hoat động quản lí; Hạn chế việc thực hiện các quyền của cá nhân, lổ chức, tạo ra nền hành chính quan liêu, trì trệ, tình trạng thiếu trách nhiệm, đùn đấy trách nhiệm giữa các cơ quan, các cấp, các cán bộ, công chức còn khá phổ biến. Nhiều thú tục không hợp lí bị lợi dụng để tham nhũng, sách nhiễu nhân dân. Đặc biệt thủ tục hành chính đang là trở ngại lớn cho các hoạt động giao lưu, hợp tác quốc tế, giảm khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Thể chế hoá đường lối cải cách của Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật, trong đó có những văn bản quy định trực tiêp về nhiêm vụ cải cách thủ tục hành chính như Nghị quyct của Chính phú số 38/CP ngày 4/5/1994 về cài cách một bước thủ tục hành chính trong việc giái quyết công việc của công dân và tổ chức, Quyết định số 136/200 l/QĐ-TTg ngày 17/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình tổng the cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001- 2010. Mục tiêu bước dầu của cải cách thủ tục hành chính là phải đạt được sự chuyển biến cân bán trong quan hệ và thủ tục giải quyết công việc giữa các cơ quan nhà nước, giữa cơ quan nhà nước với các cá nhân, tổ chức trong tiếp nhận và giải quyết công víêc. Cải cách thủ tục hành chính phải tiến hành đổng thời ở tất cả các khâu, các lĩnh vực nhưng trọng tâm là các thủ tục đang gây nhiều bức xúc cho xã hội như thủ tục cấp phép xuất, nhập khẩu, đầu tư, xâv dựng, sửa chữa nhà cửa, cấp đất, đăng kí kinh doanh, hộ khẩu, thanh tra doanh nghiệp.

Trước mất cần tổ chức soát xét toàn bộ các quy định hiện hành về thủ tục hành chính, về phí và lệ phí. Những thủ tục được ban hành không đúng thẩm quyền, trái pháp luật, thực sự không cần thiết thì bãi bỏ; những thủ lục không phù hợp với thực tế thì sửa đổi, bổ sung; những thủ tục được ban hành phân tán ở nhiều văn bản thì hợp nhất trong một vãn bản. Các cơ quan nhà nước phải tổ chức tiếp thu ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và những thủ tục đã lỗi thời, trái pháp luật để kịp thời xử lí.

Về lâu dài, cần xây dựng các thủ tục hành chính đơn giản, thống nhất, công khai, dẻ hiểu, dẻ thực hiện. Xây dựng quy chế hoạt động của cơ quan, quy chế phối hợp hoạt động giữa các cơ quan theo hướng tăng cường trách nhiệm cá nhân, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, giảm dần các đầu mối trung gian sao cho một việc được giải quyết chủ yếu ở một cấp. Khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có yêu cầu giải quyết công việc liên quan đến nhiều ngành, nhiều người thì một cơ quan, một công chức phải làm đầu mối tiếp xúc, nhận hổ sơ, giải quyết công việc.

Để cải cách thủ tục hành chính được thực hiện thuận lợi cũng như kết quả cải cách hành chính được bền vững thì đồng thời phải cải cách thể chế hành chính nói chung; cải cách bộ máy hành chính tinh, gọn, thẩm quyẻn và trách nhiêm rõ ràng; xây dựng quy chế công chức, công vụ đảm bảo đội ngũ công chức trên thực tế có năng lực, lương tâm và trách nhiệm.

Tổ bộ môn Luật Hành chính - Khoa Luật Trường Đại học Hòa Bình, tổng hợp

  1. Nội dung trong bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy (chú thích rõ trong bài viết).
  2. Bài viết được sử dụng không nhằm mục đích thương mại, chỉ nhằm mục đích giảng dạy, tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật, trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa Khoa Luật Kinh tế - Đại học Hòa Bình và Công ty Luật TNHH Everest.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, quý Vị vui lòng liên hệ với các luật sư, luật gia của Công ty Luật TNHH Everest và Khoa Luật Kinh tế - Đại học Hòa Bình, qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: [email protected], hoặc trực tiếp tại địa chỉ Khoa Luật kinh tế Đại học Hòa Bình, số 8 phố Bùi Xuân Phái, Nam Từ Liêm, Hà Nội.