-->

Cách phân chia tài sản của bố mẹ bằng tình huống cụ thể

Bộ luật Tố tụng Dân sự có quy định cụ thể về việc chia thừa kế.

Hỏi: Nhà bạn tôi có 4 anh chị, gồm: Trang là đứa lớn nhất và đã có gia đình, kế nó là em gái Kiều cũng đã có chồng con, sau Kiều là 2 đứa em trai Dũng và Nhật, thằng Nhật tuy 19 tuổi nhưng bị bệnh tâm thần từ nhỏ nên không học hành làm việc gì được. Ba nó mất khi ba má nó cùng tạo lập được 7 công đất vườn trái cây trị giá 5.8 tỷ ( tất cả đều đã qua định giá), 1 căn nhà mặt tiền phố 3.8 tỷ và 1 ghe bầu 400 triệu.Và nó lại càng sốc khi phát hiện ba nó có 2 đứa con rơi khi đi làm ăn ở ngoài, cũng như đã góp tiền mua chung căn nhà 400 triệu ( không rõ góp bao nhiêu % ). Ba nó tuy mất rồi nhưng 2 năm trước có làm một tấm di chúc với sự làm chứng của hàng xóm. Trong di chúc ba nó tuyên bố để lại cho Nhật: căn nhà mặt tiền phố, vườn trái cây và 1 số tiết kiệm 800 triệu mà ba nó có trước khi kết hôn. Bây giờ em gái nó không chấp nhận và đòi được chia tài sản còn một người phụ nữngoài hôn nhân cũng muốn được chia để có tiền nuôi con. Hiện tại ngoài những người trên thì Trang nó còn có bà nội và cả 2 chú ruột đang chung sống tại nhà. Đề nghị luật sư tư vấn trong trường hợp này phân chia tài sản thừa kế như thế nào? (Hoàn Trang - Đà Nẵng)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Hồng Ngọc - Tổ tư vấn pháp luật dân sự của Công ty Luật TNHH Everest trả lời:

Trước hết, về bản di chúc của người chồng để lại là di chúc hợp pháp.

Điều 652 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: "1. Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép;b) Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực".

Như vậy, vì bạn nói không rõ về người chồng này nên chúng tôi xin được tư vấn theo hướng người chồng có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội và hình thức di chúc không trái quy định pháp luật. Vì thế mà bản di chúc này sẽ có hiệu lực pháp luật từ thời điểm mở thừa kế ( tức thời điểm bố của Trang mất).

"1. Di chúc có hiệu lực pháp luật từ thời điểm mở thừa kế.2. Di chúc không có hiệu lực pháp luật toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau đây: a) Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;b) Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế.Trong trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực pháp luật.3. Di chúc không có hiệu lực pháp luật, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực.4. Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực pháp luật.5. Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực pháp luật"( Điều 667 BLDS năm 2005 về hiệu lực pháp luật của di chúc).

Thứ hai, về việc Kiều có đượcchia tài sản của Nhật (căn nhà mặt tiền, vườn trái cây, số tiền tiết kiệm 800 đồng - có trước khi kết hôn) có được hay không?

Vấn đề này được giải quyết như sau:

Việc Kiều đòi chia toàn bộtài sản của Nhật là không đúng với quy định của pháp luật. Bởi những lý do sau:

- Trong di chúc của người bố thì toàn bộ phần tài sản này, ông chỉ định người thừa kế là Nhật, đây là quyền của ông - quyền của người lập di chúc: "Người lập di chúc có các quyền sau đây:1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế;2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế;3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng;4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế;5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản" (Điều 648 BLDS năm 2005).

Như vậy đây là quyền của người lập di chúc là người bố, chính vì thế pháp luật bảo đảm để quyền này được thực hiện một cách hợp pháp, nên Kiều không có quyền được chia toàn bộ tài sản trên

Mặt khác, việc người phụ nữ ngoài hôn nhân ( không phải là người vợ hợp pháp theo quy định của pháp luật)có được chia di sản để có tiền nuôi con hay không?

Đối với trường hợp này, có thể phân tích những vấn đề như sau:

- Về phía người phụ nữ: theo như trường hợp này,người chồng đã góp tiền mua chung một căn nhà là 400 triệu đồng thì có thể xảy ra các trường hợp sau:

+ Căn nhà này được đứng tên bởi cả người chồng và người phụ nữ, thì người phụ nữ sẽ được nhận một nửa phần di sản ( tương ứng với 200 triệu đồng)

+ Căn nhà được đứng tên một bên:

Nếu căn nhà đứng tên người chồng thì người phụ nữ phải chứng minh được mình cũng là chủ sở hữu của căn nhà này:"1. Các đương sự có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho Toà án và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.Cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện, yêu cầu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, chứng minh như đương sự.2. Toà án chỉ tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ trong những trường hợp do Bộ luật này quy định" (Điều 6 BLTTDS sửa đổi, bổ sung năm 2011).

Chính vì thế, người phụ nữ phải có những chứng cứ để chứng minh yêu cầu của mình đòi tài sản là căn nhà là có căn cứ và hợp pháp.

Nếu căn nhà đứng tên người phụ nữ này thì đương nhiên người phụ nữ này sẽ được chia di sản, tuy nhiên trong trường hợp này nếu những thành viên khác trong gia đình - hàng thừa kế thứ nhất muốn phân chia 1/2 phần ngôi nhà này vì đó là di sản của người bố thì họ cần có những giấy tờ chứng minh người bố cũng là chủ sở hữu của ngôi nhà

- Về phía hai người con riêng của người chồng:

Vì trường hợp này của bạn không nói rõ về hai người con riêng là người chưa thành niên hay đã thanh niên mà còn khả năng lao động hay không nên chúng tôi xin được tư vấn cụ thể các trường hợp như sau:

+ Nếu hai người con riêng là người chưa thành niên hoặc đã thành niên những không có khả năng lao động thì theo Điều 669 BLDS năm 2005 thì vẫn được hưởng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật

+ Nếu hai người con riêng có khả năng lao động và là người đã thành niên thì sẽ được hưởng thừa kế như những thành viên khác theo hàng thừa kế thứ nhất cụ thể đó là hai người con riêng này sẽ được hưởng như Trang, Kiều, Dũng

Thứ ba, về phần disản còn lại trong di sản thừa kế:

"Điều 675.Những trường hợp thừa kế theo pháp luật: 1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau đây:a) Không có di chúc;b) Di chúc không hợp pháp;c) Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế;d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản.2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc; b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối quyền nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn vào thời điểm mở thừa kế".

Di sản còn lại sau khi trừ đi tài sản trong di chúc thì di sản của người chồng còn lại là: một ghe bầu trị giá 400 triệu đồng. Đối với phần tài sản này sẽ được chia theo pháp luật cụ thể theo quy định tại khoản 2 Điều 675 BLDS năm 2005.

Kết luận:

- Kiều sẽ không được chia di sản trong di chúc của người bố.

- Người phụ nữ sẽ được nhận những phần sau: phần ngôi nhà riêng nếu chứng minh được mình cũng là chủ sở hữu.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, hoặc E-mail:
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý vị đọc bài này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sử đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng ở mọi thời điểm.