Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự.
Hỏi: Tôi có nhờ bác rể tôi ở trong Kon Tum mua giúp cặp nanh hổ. Một hôm đầu tháng 2, ông ấy điện thoại ra cho tôi và nói có một người bạn bên Lào, mang sang cặp nanh như thế, rồi chụp ảnh gửi email cho tôi xem. Xem xong tôi cũng băn khoăn vì không biết có phải thật hay giả, rồi tôi cũng thận trọng nhờ ông ấy xem kỹ lại cho chắc vì trước đây ông ấy đã từng đi làm nhà cho các dân tộc ở Kon Tum nên hàng này ông ấy rất rành, ông ấy gọi cho tôi bảo tôi muốn lấy thì phải chuyển tiền vào đặt cọc trước, cặp nanh thì ông ấy cầm về nhà đây rồi. Chỗ bác rể, tôi tin tưởng nên tôi đã chuyển tiền vào tài khoản cho con gái ông ấy với nội dung là: "Đặt cọc trước tiền hàng cho Bác D" với số tiền là 10 triệu đồng, nhưng đến nay tôi vẫn chưa nhận được hàng của ông ấy gửi ra, tôi có điện thoại và nhắn tin cho ông ấy nhưng ông ấy cũng không trả lời, rồi đến hôm 25/03 ông ấy có nhắn tin cho tôi nói là 2 tuần nữa sẽ chuyển tiền ra trả cho tôi, vì không có hàng mà lúc trước ông ấy đã nói chắc như đinh đóng cột là đã có và bác đang giữ. Nhưng đến nay ông ấy vẫn chưa trả lại tiền tôi. Đề nghị luật sư tư vấn trong trường hợp này tôi có thể đòi lại tiền đặt cọc được không?(Phương Linh- Hà Nam)
Luật gia Nguyễn Hồng Ngọc - Tổ tư vấn pháp luật dân sự của Công ty Luật TNHHEverest trả lời:
Khoản 1 Điều 358 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: "1. Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự."
Trong thư bạn có trao đổi rằng ông D có gọi cho bạn bảo bạn muốn lấy thì phải chuyển tiền vào đặt cọc trước, cặp nanh thì ông ấy đã cầm về nhà. Từ quy định tại khỏan 1 Điều 358 BLDS và thông tin trên có thể nói rằng giữa bạn và ông D đã hình thành một hợp đồng mua bán có biện pháp bảo đảm đặt cọc (10 triệu đồng) để đảm bảo thực hiện hợp đồng.
Mặt khác : "2. Trong trường hợp hợp đồng dân sự được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thoả thuận khác". (Khoản 2 Điều 358 BLDS năm 2005)
Như vậy, việc ông D không chuyển cặp nanh ra cho bạn đồng nghĩa với việc ông D từ chối thực hiện hợp đồng mua bán đã giao kết trước đó. Khi đó,ông D có nghĩa vụ phải trả lại 10 triệu đồng tiền đặt cọc và 10 triệu đồng tiền phạt cọc cho bạn do hai bên không có thỏa thuận về phạt vi phạm tại thời điểm giao kết hợp đồng. Để giải quyết quyền lợi của mình, bạn có thể làm đơn gửi đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi ông D cứ trú yêu cầu Tòa giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, hoặc E-mail:
- Nội dung bài tư vấn pháp luật hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý vị đọc bài này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sử đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng ở mọi thời điểm.
Bình luận