Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Hỏi: Gần 1 tháng trước, tôi đến trung tâm này (1 trung tâm ở Cầu giấy) để nhận lớp gia sư. Hôm đó tôi nhận 1 lớp tiếng anh lương là 100k/ buổi, 2 buổi/tuần, phí trả trước là 50% lương tháng đầu. Tôikhông mang đủ tiền nên chỉ để lại 200 nghìn đồng để giữ lớp. Hôm sau tôi đến nhận lớp thì họ bảo gia đình yêu cầu sinh viên chuyên khoa (em là sinh viên khoa pháp) nên phân cho em lớp khác. Họ bảo lớp này ở Đan phượng, trên Nhổn 1 tý thôi (thực sự lúc đó tôi không biết Đan Phượng là chỗ nào, họ nói thế, tôi nhẹ dạ nên tin). Họ bắt tôi nói dối là sinh viên chuyên khoa, và sinh năm 94 (tôi sinh năm 95) và nhắc tôi đi dạy rồi báo với gia đình là tôi đến dạy người em trước rồi sẽ có sinh viên khác đến dạy người anh. Đến hôm đi dạy tôi mới biết nhưng em vẫn chấp nhận dạy đàng hoàng. Tôi nói chuyện với gia đình rõ ràng, mới rõ là gia đình yêu cầu 1 gia sư dạy 2 anh em (một người lớp 8, một người lớp 12). Tôi dạy bé lớp 8, và xếp lịch chắc chắn rồi thì 3 ngày sau, gia đình báo tin tôi không cần đến dạy nữa vì lí do kinh tế họ không thể thuê gia sư cho cả 2 anh em nên chỉ muốn ưu tiên người anh cuối cấp mà thuê gia sư. Tôi mới gọi điện cho giám đốc trung tâm. Ban đầu tôi hỏi "Trung tâm gia sư HĐ đúng ko ạ?" thì người nghe điện thoại nói: "Đúng rồi em" ngọt lắm đến khi em nói tình huống, chưa cả xong người đó đã bảo: "Có chuyện gì hôm sau đến trung tâm giải quyết" rồi cúp máy luôn. Tôi gọi lại cũng không nghe. Sáng thứ hai, tôi đến văn phòng đối chứng, muốn giải quyết hợp đồng thì họ nói là phải gọi điện xác minh lại với học sinh đã (nhưng họ khônggọi ngay lúc đó), bắt tôi về đợi 10 ngày sau ra. 3 hôm sau tôi ra trung tâm, họ mượn cớ do tôi tự ý nhận lớp nên tôi phải đợi 10 hôm nữa để chuyển lớp và chỉ được chuyển 70% phí cũ sang. Tôi bảo muốn hủy hợp đồng thì họ không cho hủy. 10 ngày sau tôi đến, họ lại hẹn 3 ngày sau đến để nhận lớp tiếng pháp. 3 ngày sau, tôi đến, họ lại bảo gia đình yêu cầu giáo viên anh nên để 3 hôm sau, tôi ra nhận lớp tiếng anh. Tôi nhận được 1 lớp tiếng anh ở giảng võ, lương 100 nghìn/ buổi, 2 buổi/tuần. Tôi phải đóng thêm 60 nghìn đồng tiền phí. Sau đó tôigọi điện cho gia đình thì họ bảo họ chả hẹn tìm gia sư nào hết. Đến cuối cùng tôi vẫn không nhận được lớp gia sư nào hết. Đề nghị luật sư tư vấn, tôi nên làm thế nào để có thể tố cáo hành vi lừa đảo của bọn họ để lấy lại tiền phí? (Ngọc Mai- Hà Đông)
Điều 405 Bộ luật dân sự 2005 quy định: “Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”.
Khoản 4 Điều 404 Bộ luật dân sự 2005 quy định: “Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản”.
Theo các quy định trên, hợp đồng có hiệu lực từ thời điểm giao kết, và đối với hợp đồng bằng văn bản thì thời điểm giao kết là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản. Như vậy, có thể hiểu hợp đồng bằng văn bản có hiệu lực từ thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản.
Theo như thông tin mà anh/chị cung cấp thì anh/chị và trung tâm Gia sư có làm hợp đồng bằng văn bản, và không có thỏa thuận về hiệu lực của hợp đồng. Bên trung tâm gia sư đã ký vào hợp đồng, anh/chị vẫn chưa ký vào hợp đồng, vì vậy hợp đồng này chưa có hiệu lực. Do đó, anh/chị có thể lấy lại toàn bộ số tiền đã nộp cho trung tâm này.
Anh/chị có thể gửi đơn yêu cầu kèm theo các chứng cứ có căn cứ pháp luật đến Tòa án nơi có trụ sở của trung tâm gia sư để được giải quyết lấy lại số tiền đã bị lừa.
Ngoài ra: "1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:a) Có tổ chức;b) Có tính chất chuyên nghiệp;c) Tái phạm nguy hiểm;d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;g) Gây hậu quả nghiêm trọng.3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm." (Điều 139 Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009). Do vậy,nếu anh/chị đã đóng vào trung tâm đó với số tiền từ 500 nghìn đồng trở lên thì có thể làm đơn khiếu kiện trung tâm đó.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, hoặc E-mail:
- Nội dung bài tư vấn pháp luật hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý vị đọc bài này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sử đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng ở mọi thời điểm.
Bình luận