-->

Các vấn đề pháp lý phát sinh sau khi sáp nhập công ty

Một hoặc một số công ty cùng loại (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập ) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang cho công ty sáp nhập...

Hỏi: Em có một vấn đề đang vướng mắc như sau ạ: Công ty em ký nhiều hợp đồng cung cấp dịch vụ cho Công ty A và cho Công ty B. Hiện nay, Công ty B gửi cho em công văn thông báo có nội dung vắn tắt như sau:" Trên cơ sở giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do sở kế hoạch và đầu tư Hà nội cấp, Công ty A đã chính thức sáp nhập vào Công ty B với thông tin của pháp nhân nhận sáp nhập Công ty B. Với tư cách là bên nhập sáp nhập, Công ty B sẽ kế thừa mọi nghĩa vụ, quyền lợi đối với Công ty em theo quy định của hợp đồng và pháp luật". Như vậy, công ty A không còn tồn tại, em phải xuất tất cả hóa đơn về cho công ty B nhưng em thực sự cảm thấy không yên tâm. Vì vậy, em muốn hỏi luật sư, trong trường hợp này, hồ sơ của em phải bao gồm những gì để có thể làm rõ ràng, chặt chẽ về mặt pháp luật việc Công ty B chịu mọi trách nhiệm (thanh toán ...) đối với những hợp đồng mà bên em đã ký với Công ty A. (Nguyễn Sơn - Hà Nội)

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Đại Hải - Tổ tư vấn pháp luật doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest - Trả lời:

Theo qui định tại điều 153 Luật doanh nghiệp

“1. Một hoặc một số công ty cùng loại (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập ) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang cho công ty sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.c) Sau khi đăng ký kinh doanh, công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại; công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập”.

Từ qui định trên có thể thấy rằng công ty A sáp nhập vào công ty B thì công ty B là công ty phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán đối với những hợp đồng dịch vụ giữa công ty bạn và công ty A. Vì vậy trong trường hợp này bạn cần phải chuyển hợp đồng đã ký với công ty A và hóa đơn về cho công ty B để yêu cầu công ty B thanh toán cho công ty bạn. Tuy nhiên để bảo vệ quyền lợi cho công ty bạn, bạn chỉ nên nộp bản sao có chứng thực hợp đồng mà công ty bạn đã ký với công ty A cùng với hóa đơn cho công ty B. Cùng với đó khi giao nộp những giấy tờ đó bạn nên làm biên bản có xác nhận của công ty B về việc bạn đã nộp hợp đồng mà công ty bạn đã ký với công ty A và các hóa đơn, cho công ty B. Trong biên bản phải có những nội dung sau:

- Thời gian, địa điểm nộp hóa đơn;

- Người nhận hóa đơn mà bạn nộp;

- Tổng giá trị phải thanh toán trong hóa đơn;

- Yêu cầu phòng tài chính, kế toán của công ty đó xác nhận ở cuối văn bản là đã nhận hóa đơn bạn nộp.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật doanh nghiệp mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.