Pháp luật Việt Nam quy định có 7 chế tài có thể áp dụng khi có một bên vi phạm hợp đồng giữa các bên...
Hỏi: Công ty tôi đã giao kết hợp đồng với Công ty B mua 250 tấn sắt thô và thời hạn giao hàng là ngày 1/7/2016. Tuy nhiên Công ty B đã không giao hàng đúng hạn cho công ty của tôi. Sau khi nhận được lời phản hồi từ công ty của tôi thì Công ty B mới giao được 100 tấn. Cho đến nay vẫn chưa giao đủ số lượng còn lại là 150 tấn cho chúng tôi mặc dù bên công ty của tôi đã gửi thông báo yêu cầu giao hàng nốt nhiều lần nhưng họ vẫn không chịu giao hết hàng. Điều này khiến chúng tôi mất đơn hàng lớn với khách quen gây tổn thất nửa tỷ đồng cho công ty tôi. Bây giờ chúng tôi muốn hủy hợp đồng với công ty B này có được không? Đề nghị Luật sư tư vấn giúp tôi các chế tài có thể áp dụng khi có sự vi phạm hợp đồng. (Quốc Trung- Hà Nam)
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900
6198
"Điều 292. Các loại chế tài trong thương mại
1. Buộc thực hiện đúng hợp đồng.
2. Phạt vi phạm.
3. Buộc bồi thường thiệt hại.
4. Tạm ngừng thực hiện hợp đồng.
5. Đình chỉ thực hiện hợp đồng.
6. Huỷ bỏ hợp đồng.
7. Các biện pháp khác do các bên thoả thuận không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và tập quán thương mại quốc tế."
Như vậy pháp luật Việt Nam quy định có 7 chế tài có thể áp dụng khi có một bên vi phạm hợp đồng giữa các bên.
"Điều 312. Huỷ bỏ hợp đồng
1. Huỷ bỏ hợp đồng bao gồm hủy bỏ toàn bộ hợp đồng và hủy bỏ một phần hợp đồng.
2. Hủy bỏ toàn bộ hợp đồng là việc bãi bỏ hoàn toàn việc thực hiện tất cả các nghĩa vụ hợp đồng đối với toàn bộ hợp đồng.
3. Hủy bỏ một phần hợp đồng là việc bãi bỏ thực hiện một phần nghĩa vụ hợp đồng, các phần còn lại trong hợp đồng vẫn còn hiệu lực.
4. Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, chế tài hủy bỏ hợp đồng được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
a) Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng;
b) Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng."
Do Công ty B mới chỉ giao 100 tấn hàng cho Công ty của anh trong tổng số 250 tấn hàng phải giao nên có thể nói Công ty B đã vi phạm cơ bản hợp đồng vì “Vi phạm cơ bản là sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng.”
Chính vì vậy công ty của anh có thể áp dụng chế tài hủy hợp đồng. Tuy nhiên do công ty B này đã thực hiện một phần nghĩa vụ theo hợp đồng nên Công ty của anh có thể hủy một phần hợp đồng tương ứng với phần nghĩa vụ bên Công ty B chưa thực hiện. Ngoài ra khi đã hủy hợp đồng, Công ty của anh có thể yêu cầu công ty B bồi thường thiệt hại cho những tổn thất của mình nếu chứng minh được có thiệt hại thực tế.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật pháp luật mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận