trong trường hợp này của anh, bên 2 thanh niên kia sẽ phải chịu các khoản chi phí hợp lý thực tế theo Khoản 1 điều 609 nêu trên như tiền viện phí, chi phí hợp lý cho việc cứu chữa
Hỏi:Ba mẹ em khởi động xe và có bật đèn tín hiệu xin sang làn đường đúng quy định, nhưng khi đang qua thì chiếc xe máy do 2 thanh niên nhậu xỉn có nồng độ cồn vượt quá quy định tông từ sau tông tới gây ra tai nạn giao thông và làm mẹ em tổn hại sức khỏe nghiêm trọng (dập não phải, trầy sước, ảnh hưởng dây thần kinh, chưa xác định % thương tích). Trong thời điểm xảy ra tai nạn, lúc ba mẹ em đang sang đường thì bánh xe sau chưa qua khỏi vạch phân cách tầm 15cm. Em muốn hỏi:1. Gia đình em có phải nộp phạt hành chính về việc chưa sang hết làn đường đúng quy định hay không?2. Bên gây tai nạn có phải bồi thường hay không và bồi thường như thế nào? (Gia Hân - Hà Tĩnh)
Luật gia Bùi Thị Phượng - Tổ tư vấn pháp luật giao thông Công ty Luật TNHH Everest trả lời:
Theo quy định tại Điều 13 Luật giao thông đường bộ năm 2008có quy định:
"Điều 13. Sử dụng làn đường
1. Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn".
Theo như yêu cầu của anh thì ba mẹ anh đã có bật đèn tín hiệu xin sang làn đường đúng quy định cho nên bố mẹ anh không có lỗi trong trường hợp này mặc dù chưa sang hết làn đường theo quy định.
Ngoài ra, bên xe kia là do 2 thanh niên điều khiển nhưng theo như anh nói thì họ có sử dụng nồng độ cồn vượt quá quy định tông từ sau tông tới gây ra tai nạn giao thông thì ở đây lỗi thuộc về bên xe 2 thanh niên kia khi họ đã sử dụng nồng độ cồn mà không để ý đến tín hiệu báo trước của ba mẹ anh nên họ sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường.
Theo quy định pháp luật về bồi thường do sức khoẻ bị xâm phạm trong bộ luật dân sự hiện hành thì:
"Điều 609. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm
1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm: a) Chi phí hợp lýcho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại; b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại; c) Chi phí hợp lývà phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.
2. Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định".
Cho nên, trong trường hợp này của anh, bên 2 thanh niên kia sẽ phải chịu các khoản chi phí hợp lý thực tế theo Khoản 1 điều 609 nêu trên như tiền viện phí, chi phí hợp lý cho việc cứu chữa,...và nếu như có thiệt hại về tinh thần thì 2 bên có thể thoả thuận và nếu không thoả thuận thì mức tối đa sẽ không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do nhà nước quy định.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật giao thông mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận