Nếu gia đình anh (chị) chứng minh được thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại thì chị anh (chị) không phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 3 điều 623 Bộ Luật Dân sự năm 2005.
Hỏi: Chị tôi đang trên đường đi làm thì gặp một người phụ nữ đi cùng chiều, tôi có nghe nói là người này bị bệnh tâm thần, người này đi bộ với dáng đi xiêu vẹo bước thấp bước cao và đi ra gần giữa đường, lúc đó chị tôi đi với tốc độ chậm, thấy vậy chị tôi mới tránh sang bên phải của người này nhưng không ngờ người này lại bước sang bên phải nên chị tôi có quẹt vào tay phải của người đó.Hậu quả là người này ngã xuống đường bê-tông và bị thương chảy máu ở đầu, chị tôi vẫn còn trên xe và không bị sao cả, chị tôi cùng mọi người xung quanh đưa người đó đi bệnh viện nhưng đã tử vong sau đó. Gia đình tôi đã lo hậu sự cho người này và gia đình nạn nhân không yêu cầu bồi thườngng và đã viết đơn bãi nạịi cho chị tôi Vậy Luật sư cho tôi hỏi chị tôi liệu có bị truy cứu trách nhiệm và nếu có thì sẽ bị xử lý ở mức độ nào hay không? (Thanh Thanh - Khánh Hòa)
Luật gia Phạm Văn Trúc - Tổ tư vấn pháp luật giao thông Công ty Luật TNHH Everest trả lời:
Theo quy định tại điều 202 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định về điều khiển phương tiện giao thông:
"1. nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm: a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định; b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng; c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn; d) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông; đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
4. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm".
Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra như sau:
"1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.
Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật.
2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
3. Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây: a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại; b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
4. Trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.
Khi chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại".
* Nếu như chị anh (chị) vi phạm giao thông quy định về an toàn giao thông đường bộ, thì chị anh (chị) có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1, điều 202 ở trên và phải bồi thường cho gia đình người bị nạn theo điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2005.
Đơn bãi nại được hiểu là rút yêu cầu khởi kiện, có nghĩa là không còn thưa kiện nữa. Tuy nhiên, không phải tất cả các hành vi phạm tội nếu được bãi nại là không bị xử lý hình sự. Dựa theo quy định tại Điều 105 BLTTHS năm 2015, nếu người bị hại có đơn bãi nại thì cơ quan pháp luật sẽ không xử lý đối với 11 tội danh:
- Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Khoản 1 - Điều 104 - Bộ luật Hình sự).
- Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Khoản 1 - Điều 105 - Bộ luật Hình sự).
- Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (Khoản 1 - Điều 106 - Bộ luật Hình sự).
- Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Khoản 1 - Điều 108 - Bộ luật Hình sự).
- Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính (Khoản 1 - Điều 109 - Bộ luật Hình sự).
- Tội hiếp dâm (Khoản 1 - Điều 111 - Bộ luật Hình sự).
- Tội cưỡng dâm (Khoản 1 - Điều 113 - Bộ luật Hình sự).
- Tội làm nhục người khác (Khoản 1 - Điều 121 - Bộ luật Hình sự).
- Tội vu khống (Khoản 1 - Điều 122 - Bộ luật Hình sự).
- Tội xâm phạm quyền tác giả (Khoản 1 - Điều 131 - Bộ luật Hình sự).
-Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Khoản 1 - Điều 171 - Bộ luật Hình sự).
Như đã phân tích ở trên nếu chị bạn vi phạm giao thông quy định về an toàn giao thông đường bộ, thì chị bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1, điều 202 ở trên. Người vi phạm tội danh này vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự khi có đơn bãi nại của người bị hại. Do đó, chị của anh (chị) đã làm đơn bãi nại nhưng chị anh (chị) vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.
* Nếu như chị anh (chị) đi đúng quy định về an toàn giao thông đường bộ, thì chị anh (chị) không bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng vẫn phải bồi thường cho gia đình người bị nạn theo quy định trên.
Tuy nhiên anh (chị) có nhắc đến người bị hại là người bị bệnh tâm thần (cần phải có xác nhận của cơ quan chuyên môn về việc người này bị mất năng lực hành vi dân sự). Nếu như chị anh (chị) đi đúng quy định về an toàn giao thông đường bộ và gia đình anh (chị) chứng minh được thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại thì chị anh (chị) không phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 3 điều 623 Bộ Luật Dân sự năm 2005.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật giao thông mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận