Hợp đồng vận chuyển tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên vận chuyển có nghĩa vụ chuyển tài sản đến địa điểm đã định theo thỏa thuận và giao tài sản đó cho người có quyền nhận, còn bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ trả cước phí vận chuyển.
Hỏi: Công ty tôi có ký hợp đồng ngoại thương vận chuyển̉n đậu tương với một công ty ở Singapore. Trong hợp đồng nêu rõ công ty bên Singapore mua từ công ty tôi 10,000MT soybean với giá 200USD/MT CFR cảng TP.HCM. Công ty tôi phải thuê tàuu dưới 15 tuổi nếu thuê 15 - 20 tuổi thì công ty tôi phải trả cho công ty ở Singapre 3000USD phụ phíí tàu già. Sau khi giao hàng, công ty bên Singapore phát hiện có 222MT bị tổn thất, tổn thất xảy ra trên tàu trước khi dỡ hàng do nước ngọt gây ra. Công ty bên Singapore còn nêu là công ty tôi đã thuê tàu 20 tuổi để chở hàng do đó làm tăng mức độ thiệt hại của họ. Hiên nay công ty tôi và hãng tàu đang bị công ty bên Singapore khiếu nại đòi bồi thường thiệt hạihại. Đề nghị Luật sư tư vấn một số giải pháp khả thi về tình huống này? (Nguyễn Thị Ngọc - Hà Nội)
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật gia Lương Văn Vinh - Tổ tư vấn pháp luật thương mại của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Điều 535 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định như sau: "Hợp đồng vận chuyển tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên vận chuyển có nghĩa vụ chuyển tài sản đến địa điểm đã định theo thỏa thuận và giao tài sản đó cho người có quyền nhận, còn bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ trả cước phí vận chuyển".
Bên nhận tài sản có các quyền quy định tại Điều 545 Bộ luật Dân sự năm 2005 như sau: "1. Kiểm tra số lượng, chất lượng tài sản được vận chuyển đến; 2. Nhận tài sản được vận chuyển đến; 3. Yêu cầu bên vận chuyển thanh toán chi phí hợp lý phát sinh do phải chờ nhận tài sản, nếu bên vận chuyển chậm giao; 4. Trực tiếp yêu cầu hoặc báo để bên thuê vận chuyển yêu cầu bên vận chuyển bồi thường thiệt hại do tài sản bị mất mát, hư hỏng".
Đồng thời, về nghĩa vụ của bên vận chuyển được quy định tại Điều 539 BLDS thì bên vận chuyển phải có nghĩa vụ "bồi thường thiệt hại cho bên thuê vận chuyển trong trường hợp bên vận chuyển để mất mát, hư hỏng tài sản do lỗi của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác".
Như vậy, theo quy định này thì bên vận chuyển có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại nếu bên vận chuyển để mất mát, hư hỏng tài sản do lỗi của mình.
Điều 27 Luật Thương mại 2005 quy định: "1. Mua bán hàng hoá quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu. 2. Mua bán hàng hoá quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương".
Điều 40 Luật Thương mại 2005 quy định: "Trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác, trách nhiệm đối với hàng hóa không phù hợp với hợp đồng được quy định như sau: 1. Bên bán không chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hoá nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng bên mua đã biết hoặc phải biết về những khiếm khuyết đó; 2. Trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, trong thời hạn khiếu nại theo quy định của Luật này, bên bán phải chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hoá đã có trước thời điểm chuyển rủi ro cho bên mua, kể cả trường hợp khiếm khuyết đó được phát hiện sau thời điểm chuyển rủi ro; 3. Bên bán phải chịu trách nhiệm về khiếm khuyết của hàng hóa phát sinh sau thời điểm chuyển rủi ro nếu khiếm khuyết đó do bên bán vi phạm hợp đồng".
Như vậy, trong trường hợp này, công ty anh (chị) phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại về hàng hóa bị hỏng trước khi vận chuyển đồng thời vì hai bên đã có thỏa thuận "Công ty A phải thuê tàu dưới 15 tuổi nếu thuê 15-20 tuổi thì A phải trả cho B 3000USD phụ phí tàu già" nên công ty anh (chị) phải trả cho công ty B 3000USD phụ phí tàu già; hàng hóa bị hỏng trong quá trình vận chuyển do lỗi của công ty vận chuyển sẽ do công ty vận chuyển bồi thường thiệt hại.
Khuyến nghị:
- Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
- Nội dung tư vấn pháp luật thương mại mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận