Bệnh viện Dệt may (Hà Nội): Coi thường bản án của Tòa, trốn tránh thi hành án

Công ty Luật TNHH Everest cung cấp dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp dân sự và thi hành án dân sự cho các tổ chức, cá nhân.

Phán quyết của Tòa án buộc Bệnh viện Dệt May - Tập đoàn Dệt may Việt Nam phải thanh toán trợ cấp thôi việc cho người lao động đã có hiệu lực pháp luật hơn 03 năm (từ tháng 03/2016), nhưng cơ quan này trây ỳ, không chấp hành. Trong khi, người lao động thì tiếp tục chờ đợi khoản trợ cấp thôi việc, mà theo luật người lao động đương nhiên được hưởng.
Thương hiệu 'Bệnh viện Dệt May' là tài sản quý giá nhất của ngành Dệt May Việt Nam?
Truyền thông: Thương hiệu 'Bệnh viện Dệt May' - tài sản quý giá của ngành Dệt May Việt Nam

Mệt mỏi tìm... công lý

Ông Hoàng Mạnh Hùng là bác sỹ, công tác trong ngành y tế 22 năm. Từ tháng 07/2007, ông Hoàng Mạnh Hùng được chuyển công tác về Trung tâm y tế dệt may (nay là Bệnh viện Dệt may - Tập đoàn Dệt may Việt Nam). Vì lý do cá nhân, ngày 04/01/2013 ông Hoàng Mạnh Hùng có đơn xin thôi việc. Đến thời hạn chấm dứt hợp đồng ghi trong đơn (ngày 21/03/2013), ông Hoàng Mạnh Hùng không nhận được đồng ý của Ban giám đốc Bệnh viện Dệt may về việc cho nghỉ việc. Sau khi tham vấn tư vấn của luật sư, ông Hoàng Mạnh Hùng thấy rằng, mình đã có đơn theo đúng quy định của Luật Viên chức nên đã bàn giao công việc và nghỉ việc.

Ngày 09/05/2013, Giám đốc Bệnh viện Dệt may mới ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng làm việc, nhưng trong đó ghi lý do Bệnh viện Dệt may ông Hoàng Mạnh Hùng “tự ý nghỉ, không đến làm việc từ ngày 21/03/2013”. Bệnh viện từ chối chi trả trợ cấp thôi việc cho ông Hoàng Mạnh Hùng.

Tháng 06/2013, ông Hoàng Mạnh Hùng mới được trả Sổ Bảo hiểm xã hội. Vì việc hồ sơ bị trả muộn, ông Hoàng Mạnh Hùng không đủ điều kiện đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp. Thấy quyền lợi của mình bị xâm phạm, ông Hoàng Mạnh Hùng nhiều lần có đơn, thư kiến nghị tới Giám đốc Bệnh viện Dệt may và Tập đoàn dệt may Việt Nam, nhưng không có kết quả.

Ngày 12/03/2014, ông Hoàng Mạnh Hùng buộc phải nộp đơn khởi kiện tới cho Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) để đòi quyền lợi.

Ngày 10/07/2014, Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng có Quyết định thụ lý vụ án số 13/2014/TLST-LĐ. Hồ sơ vụ án thể hiện, trong quá trình công tác, ông Hoàng Mạnh Hùng luôn hoàn thành, thậm chí là hoàn thành tốt nhiệm vụ, chưa từng bị kỷ luật. Thế nhưng, trong suốt quá trình tố tụng, đại diện của Bệnh viện Dệt may nhiều lần đưa ra còn đưa ra những ý kiến chỉ trích, nói sai về đời tư của ông Hoàng Mạnh Hùng. Đại diện của Bệnh viện Dệt may cho lời khai tại Tòa án: "Ông Hoàng Mạnh Hùng là thành phần rượu chè, cờ bạc và hay kiện cáo lãnh đạo... Việc khởi kiện của ông Hoàng Mạnh Hùng là bất hợp lý và tráo trở vì khi ông Hoàng Mạnh Hùng xin phép nghỉ vì lý do sức khỏe". Họ đã biện minh cho làm việc sai trái của mình bằng việc vu cáo ông Hoàng Mạnh Hùng, nhưng chẳng có chứng cứ cụ thể nào. Vì sự bất hợp tác của Bệnh viện Dệt may, quá trình tố tụng kéo dài, tới hơn 03 năm, nhiều lần phải tạm đình chỉ để thu thập chứng cứ.

Ngày 30/03/2016, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã mới ra phán quyết cuối cùng. Bản án dân sự phúc thẩm số 05/2016/LĐ-PT quyết định: ông Hoàng Mạnh Hùng chấm dứt hợp đồng làm việc là đúng luật, chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của ông Hoàng Mạnh Hùng, buộc Trung tâm Y tế dệt may - Bệnh viện Dệt may phải có nghĩa vụ thanh toán cho ông Hoàng Mạnh Hùng số tiền trợ cấp thôi việc là 46.037.290 đồng.
Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Mòn mỏi chờ… thi hành án

Dù Bản án đã có hiệu lực, nhưng Bệnh viện Dệt may không chấp hành. Một lần nữa, ông Hoàng Mạnh Hùng buộc phải có đơn đề nghị Chi cục Thi hành án dân sự quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) thi hành án.

Ngày 02/10/2016, Chi cục Thi hành án dân sự quận Hai Bà Trưng ra Quyết định số 01/LĐTD/QĐ-CCTHADS thi hành án theo yêu cầu. Điều đáng nói, trong quá trình thi hành án, ông Hoàng Mạnh Hùng đã cung cấp cho Chi cục Thi hành án dân sự quận Hai Bà Trưng tài khoản ngân hàng của Bệnh viện Dệt may thường xuyên sử dụng để thanh toán lương cho cán bộ, công nhân viên, thế nhưng khi Chi cục Thi hành án dân sự quận Hai Bà Trưng chuẩn bị áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản, thì toàn bộ tiền trong tài khoản đã 'biến mất'.

Đến ngày 28/06/2017, Chấp hành viên Đỗ Thị Thanh Thủy - Chi cục Thi hành án dân sự quận Hai Bà Trưng ký Thông báo số 972/TB-THADS, về việc người thi hành án chưa có điều kiện thi hành, nhận định: “xác minh thực tế thấy người phải thi hành án vẫn chưa có điều kiện thi hành án?” (căn cứ vào việc xác minh tài khoản của Bệnh viện Dệt May không có tiền).

Khoản tiền trợ cấp thôi việc mà ông Hoàng Mạnh Hùng được hưởng theo quyết định của Tòa án cấp có thẩm quyền tuy không lớn, nhưng là công bằng và đúng pháp luật. Thế nhưng, đã hơn 03 năm, kể từ ngày có bản án có hiệu lực, quyền lợi của ông Hoàng Mạnh Hùng vẫn không thể đòi được. Bệnh viện Dệt may là cơ sở y tế có cơ sở vật chất tốt, có uy tín, thế nhưng cơ quan này trây ỳ, trốn tránh thi hành án.

Câu hỏi đầu tiên chúng tôi đặt ra: Công luận sẽ đánh giá ra sao về Y đức của những người lãnh đạo Bệnh viện Dệt may - đặc biệt là Giám đốc Bệnh viện, Thày thuốc Nhân dân Nguyễn Đình Dũng, khi ngay cả một phán quyết đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án mà họ còn trốn tránh, trây ỳ không chấp hành (?)

Câu hỏi tiếp theo của chúng tôi: Vì sao một cơ sở y tế với hàng trăm cán bộ, công nhân viên đang làm việc lại được Chi cục Thi hành án dân sự quận Hai Bà Trưng xác định là chưa có điều kiện thi hành án (?).

Luật sư Nguyễn Thị Yến - Công ty Luật TNHH Everest: "Phán quyết của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội hoàn toàn căn cứ và phải được tôn trọng!".

Điều 48 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định về trợ cấp thôi việc, "người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao độngđã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương. Điểm c khoản 3 Điều 14 Nghị định số 44/2003/NĐ-CP (áp dụng tại thời điểm ông Hoàng Mạnh Hùng nghỉ việc) quy định: "Trường hợp người lao động trước khi làm việc cho doanh nghiệp nhà nước mà đã có thời gian làm việc ở các đơn vị khác thuộc khu vực nhà nước, nhưng chưa được trợ cấp thôi việc, thì doanh nghiệp nơi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đó theo quy định của pháp luật. Các đơn vị sử dụng lao động trước đây có trách nhiệm chuyển trả cho doanh nghiệp đã chi trả, nếu đơn vị cũ đã chấm dứt hoạt động thì ngân sách nhà nước sẽ hoàn trả”.

Truyền thông với báo chí: "Bệnh viện Dệt May sẽ trở thành bệnh viện khách sạn tiện nghi"

Bệnh viện Dệt may Việt Nam đã trở thành bệnh viện có thiết bị hiện đại, đội ngũ bác sĩ, y tá có chuyên môn cao, trở thành địa điểm khám chữa bệnh có uy tín trong và ngoài ngành. Bệnh viện có khoảng 300 giường bệnh, với các trang thiết bị với các khoa nội liên chuyên khoa, ngoại, sản, y học dân tộc, môi trường, bệnh nghề nghiệp và phòng khám. Không chỉ được nâng cấp thường xuyên về cơ sở vật chất, Bệnh viện còn đặc biệt quan tâm đến phát triển đội ngũ thầy thuốc có chuyên môn cao, nhiệt tình, đạo đức tốt.

Bệnh viện Dệt May định hướng trở thành: "Bệnh viện khách sạn tiện nghi do Người thuyền trưởng - Thày thuốc Nhân dân Nguyễn Đình Dũng, Giám đốc Bệnh viện đã từng chắp cánh ước mơ gắn bó tận tụy tâm huyết cả một đời cống hiến cho bệnh viện sẽ dần được hiện thực hóa. Thương hiệu Bệnh viện Dệt May sẽ mãi là một trong những tài sản quý giá nhất mà ngành Dệt May Việt Nam tự hào có được trong lịch sử phát triển hơn trăm năm qua" (nguồn: Tạp chí công thương).

Bệnh viện Dệt may đã biện minh cho việc 'trây ỳ', 'trốn tránh' thi hành án:

'Trước khi làm việc tại Bệnh viện Dệt may, ông Hoàng Mạnh Hùng đã công tác ở nhiều cơ quan khác. Thời gian ông Hoàng Mạnh Hùng làm việc ở Bệnh viện Dệt may chỉ khoảng 05 năm, nhưng Tòa án lại quyết định Bệnh viện Dệt may phải chi trả trợ cấp thất nghiệp cho ông Hùng trong tất cả quãng thời gian làm việc (22 năm 05 tháng) và yêu cầu Bệnh viện Dệt may thu lại số tiền trợ cấp thất nghiệp của ông Hoàng Mạnh Hùng từ các đơn vị nơi ông Hoàng Mạnh Hùng từng làm việc là không hợp lý. Bệnh viện Dệt may không có chức năng này và cũng không xác định số tiền cần phải thu là bao nhiêu' - ông Phạm Tuấn Anh - Trưởng phòng Tổ chức Hành chính Bệnh viện Dệt may (Báo Lao động thủ đô: Bệnh viện Dệt may: Vì sao chậm trễ trong việc thi hành án?
).