-->

Bật nhạc Trịnh trong quán cà phê, phải xin phép ai?

Việc sử dụng bản ghi âm đã công bố trong hoạt động kinh doanh không phải xin phép, nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả.

Hỏi: Tôi tên là Hùng. Tôi mới mở một quán cà phê trên đường Nguyễn Sơn, Hà Nội. Để tạo cảm giác thư thái cho khách hàng, tôi luôn mở nhạc của Trịnh Công Sơn. Đề nghị Luật sư tư vấn, việc tôi mở nhạc như trên có vi phạm pháp luật không? (Việt Hùng - Hà Nội)
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Bùi Thị Phượng - Tổ tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ Công ty Luật TNHH Everst - trả lời:

Văn bản hợp nhất số 19/VBHN-VPQH năm 2013 hợp nhất Luật sở hữu trí tuệ quy định:

Thứ nhất, về hành vi xâm phạm quyền tác giả, có trường hợp: “Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật này” (khoản 8 Điều 29).

Thứ hai, về các trường hợp sử dụng quyền liên quan không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao; có trường hợp: “Tổ chức, cá nhân sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã công bố trong hoạt động kinh doanh, thương mại hông phải xin phép, nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo thỏa thuận cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng kể từ khi sử dụng; trường hợp không thỏa thuận được thì thực hiện theo quy định của Chính phủ hoặc khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật" (khoản 2 Điều 33).

Ngoài ra, Nghị định số 100/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 09 năm 2006 của Chính phủ quy định về sử dụng bản ghi âm, ghi hình như sau: "Sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã được công bố trong hoạt động kinh doanh, thương mại quy định tại điểm b khoản 1 Điều 33 của Luật Sở hữu trí tuệ là việc tổ chức, cá nhân sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp bản ghi âm, ghi hình đã được công bố để sử dụng tại nhà hàng, khách sạn, cửa hàng, siêu thị; cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ bưu chính, viễn thông, môi trường kỹ thuật số; trong các hoạt động du lịch, hàng không, giao thông công cộng và các hoạt động kinh doanh, thương mại khác" (khoản 2 Điều 35).

Theo quy định pháp luật sở hữu trí tuệ, quyền liên quan đến quyền tác giả đề cập đến quyền dành cho người biểu diễn; nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình; tổ chức phát sóng – những chủ thể trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện việc truyền tải tác phẩm đến công chúng.

Căn cứ theo quy định pháp luật nêu trên, trong trường hợp của anh (chị), việc anh (chị) mở nhạc trong quán cà phê được coi là sử dụng bản ghi âm đã công bố trong hoạt động kinh doanh. Việc sử dụng này không phải xin phép, nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả.Vì vậy, khi sử dụng nhạc Moza, anh (chị) sẽ không vi phạm pháp luật nếu đã trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả.

Khuyến nghị:
  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp sở hữu trí tuệ mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.