Bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự

Đại diện cho quyền lực công cộng trong việc giải quyết những bất đồng giữa các chủ thể của quan hệ pháp luật là các toà án; quyền của chủ thể của quan hệ pháp luật được yêu cầu toà án bảo vệ quyền lợi của mình gọi là quyền khởi kiện.

Nhìn chung, các quy tắc của luật được các chủ thể của quan hệ pháp luật chấp hành một
cách tự giác.

Cá biệt, trong một số trường hợp, chủ thể này hoặc chủ thể khác đi quá giới hạn mà luật xác định, đối với các quyền của mình và thế là có sự phản ứng của người bị thiệt hại. Trong một xã hội có tổ chức, không ai có thể tự thiết lập công lý cho chính mình. Trong trường hợp một người bị thiệt hại do lỗi của một người khác, luật cho phép người bị thiệt hại yêu cầu sự can thiệp của quyền lực công cộng để khôi phục các quyền của mình. Đại diện cho quyền lực công cộng trong việc giải quyết những bất đồng giữa các chủ thể của quan hệ pháp luật là các toà án; quyền của chủ thể của quan hệ pháp luật được yêu cầu toà án bảo vệ quyền lợi của mình gọi là quyền khởi kiện. Tổ chức toà án là đề tài của một nghiên cứu khác. Ở đây ta xem xét một vài vấn đề chung nhất liên quan đến quyền khởi kiện.

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Khái niệm quyền khởi kiện

Quyền khởi kiện, hiểu theo nghĩa rộng nhất là phương tiện sử dụng bởi một người tự cho rằng mình có một quyền để yêu cầu công lý thừa nhận quyền đó cho mình cũng như bảo đảm việc người khác tôn trọng quyền đó của mình. Thông thường, bất kỳ quyền nào cũng được bảo đảm thực hiện bằng quyền khởi kiện. Tuy nhiên, một cách ngoại lệ:

- Có những quyền mà việc kiện đòi tôn trọng quyền đó không được thừa nhận. Hầu hết các quyền loại này được bảo đảm thực hiện bằng đạo đức, bằng ý thức tự giác, bằng lương tâm, chứ không phải bằng sự cưỡng chế của Nhà nước. Ví dụ: quyền của con đã thành niên mà không có khả năng lao động, được cha, mẹ nuôi dưỡng.

- Có những việc kiện không nhằm yêu cầu tôn trọng một quyền (hoặc ít nhất không trực tiếp nhằm mục đích đó) mà chỉ nhằm bảo tồn các lợi ích. Ví dụ: quyền yêu cầu toà án áp dụng các biện pháp quản lý tài sản của người vắng mặt.

- Có trường hợp quyền vẫn còn, nhưng quyền khởi kiện lại không còn.Ví dụ: một người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai đối với một động sản; sau mười năm, nếu chủ sở hữu không kiện đòi lại tài sản, thì quyền kiện đòi lại tài sản biến mất; nhưng nếu người chiếm hữu tự nguyện trả lại tài sản cho chủ sở hữu vào năm thứ mười một, thì người sau này vẫn có thể tiếp nhận tài sản như là người luôn có quyền sở hữu đối với tài sản đó, chứ không phải như là người được người khác chuyển quyền sở hữu tài sản.

Các loại quyền khởi kiện

Quyền khởi kiện không có tính chất tài sản: bao gồm các quyền khởi kiện liên quan đến những quyền và lợi ích không định giá được bằng tiền. Tiêu biểu cho nhóm này là những quyền khởi kiện về hộ tịch: quyền yêu cầu nhận cha, mẹ cho con; quyền yêu cầu nhận con cho cha, mẹ; quyền kiện xin ly hôn;...

Quyền khởi kiện có tính chất tài sản: bao gồm các quyền khởi kiện nhằm xác lập, khôi phục hoặc bảo đảm việc thực hiện một quyền đối với một tài sản hay một quyền tương ứng với một nghĩa vụ tài sản của một người khác. Có thể kể ra: quyền kiện đòi lại tài sản, quyền kiện đòi bồi thường thiệt hại;...

Quyền khởi kiện có tính chất hỗn hợp: bao gồm những quyền khởi kiện liên quan cả đến quyền không có tính chất tài sản và quyền có tính chất tài sản, cả đến quyền đối với một tài sản cụ thể và quyền tương ứng với nghĩa vụ tài sản của một người khác.

Ví dụ: khi kiện xin nhận con cho cha, mẹ đã chết, người khởi kiện có thể không chỉ quan tâmđến quyền xác lập quan hệ cha mẹ-con cái mà còn đến quyền hưởng di sản.

Ví dụ khác: quyền quyền khởi kiện yêu cầu tuyên bố vô hiệu một hợp đồng mua bán là một quyền khởi kiện có tính chất hỗn hợp, bởi sự vô hiệu có tác dụng một mặt, làm biến mất các nghĩa vụ tài sản của hai bên giao kết (nghĩa vụ trả tiền của người mua, nghĩa vụ bảo hành của người bán,...), mặt khác, khôi phục quyền sở hữu của người bán đối với tài sản bán.

Thạc sỹ Phạm Ngọc Minh - Khoa Luật Trường Đại học Hòa Bình, tổng hợp


Liên kết đào tạo và hợp tác việc làm giữa Trường Đại học Hòa Bình và Công ty Luật TNHH Everest là hoạt động cần thiết để giải quyết thực trạng chênh lệch giữa nhu cầu của doanh nghiệp và sự đáp ứng của nhà trường. Hướng đến mục tiêu đào tạo 100% sinh viên có việc làm sau khi trường, Trường Đại học Hòa Bình triển khai liên kết chặt chẽ với Công ty Luật TNHH Everest trong công tác đào tạo sinh viên và tạo điều kiện việc làm cho sinh viên mới ra trường. Để được tư vấn pháp luật, Quý khách vui lòng gọi tới tổng đài tư vấn 19006198.