-->

Ai trả lương cho NLĐ trở lại làm việc sau khi hết thời gian nghỉ chế độ ốm đau

Người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như sau: Tối đa không quá một trăm tám mươi ngày trong một năm tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết...

Hỏi: Chồng tôi là Bác sỹ, bị bệnh ung thư vòm họng nên phải đi điều trị dài ngày tại bệnh viện chợ rẫy, thời gian điều trị 5 tháng (từ đầu tháng 3/2016 đến hết tháng 7/2016). Thời gian nghỉ làm việc điều trị bệnh tiền lương của ổng do bảo hiểm xã hội thanh toán với mức 75%, sau thời gian điều trị đầu tháng 8/2015 chồng tôi bắt đầu đi làm lại nhưng tiền lương của chồng tôi vẫn do bảo hiểm xã hội thanh toán mức 75%. Tôi muốn hỏi luật sư cơ quan chồng tôi làm như vậy có đúng không? theo luật bảo hiểm xã hội sau thời gian nghỉ ốm và đi làm lại thì lương do cơ quan thanh toán hay do bảo hiểm thanh toán? và luật bảo hiểm quy định chế độ nghỉ ốm như thế nào đối với người bị bệnh nan y như chồng tôi? (Vũ Hường - TP Hồ Chí Minh)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198  Luật gia Nguyễn Thanh Hương - Tổ tư vấn pháp luật lao động của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thanh Hương - Tổ tư vấn pháp luật lao động của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Khoản 2 Điều 23 Luật bảo hiểm xã hội có quy định về thời gian nghỉ chế độ ốm đau khi mức bệnh thuộc danh mục bệnh chữa trị dài ngày như sau: "2. Người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như sau:a) Tối đa không quá một trăm tám mươi ngày trong một năm tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;b) Hết thời hạn một trăm tám mươi ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn".

Về mức hưởng, Điều 25 Luật bảo hiểm xã hội quy định như sau: "1. Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 23 và Điều 24 của Luật này thì mức hưởng bằng 75% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.2. Người lao động hưởng tiếp chế độ ốm đau quy định tại điểm b khoản 2 Điều 23 của Luật này thì mức hưởng được quy định như sau:a) Bằng 65% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ ba mươi năm trở lên;b) Bằng 55% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ mười lăm năm đến dưới ba mươi năm;c) Bằng 45% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới mười lăm năm".

Cơ quanbảo hiểm xã hôi có trách nhiệm chi trả cho chồng chị theo chế độ ốm đau trong thời gian chồng chị nghỉ để chữa trị bệnh, hết thời gian này mà chồng chị trở lại cơ quan làm việc thì cơ quan có trách nhiệm chi trả lương cho chồng chị theo hợp đồng ban đầu. Viêc chồng chị chỉ được hưởng 75% lương sau khi trở lại làm việc là trái quy định của pháp luật. Chồng chị có thể khiếu nại lên cơ quan yêu cầu giải quyết.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.