-->

Xử phạt với hành vi xuất khẩu hàng hóa thuộc Danh mục cấm?

Vi phạm các quy định chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh...

Hỏi: Công ty tôi vận chuyển hàng hóa cho một công ty khác để xuất khẩu nhưng hải quan kiểm tra thì lô hàng đó không nằm trong danh mục được xuất khẩu, giá trị hàng hóa đó tầm 4 tỷ đồng. Vậy công ty tôi sẽ bị liên đới đến mức nào khi bị khởi tố? (Trần Hùng - Hà Nội)

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Đại Hải - Tổ tư vấn pháp luật tố tụng của Công ty Luật TNHH Everest - Trả lời:

Thứ nhất, công ty anh chỉ là công ty vận chuyển hàng hóa theo hợp đồng

Tuycông ty anh trực tiếp làm thủ tục hải quan xuất khẩu hàng hóa nhưng nếu như chứng minh được công tyanh làm thủ tục thông quan hàng hóa (kê khai hải quan) theo thông tin do công tythuê vận chuyển cung cấp vàkhông biết về việc hàng hóa thuộc diện cấm xuất khẩu(không buộc phải biết)thì công ty anh sẽ không phải chịu trách nhiệm trong trường hợp này.
Thứ hai, công ty anh có hợp tác kinh doanh với công ty kia
Nếu công ty anh có hợp tác kinh doanh với công ty kia thì công tyanh sẽ chịu trách nhiệm liên đới đối với hành vi xuất khẩu hàng hóa thuộc danh mục cấm xuất khẩu này. Mức độ liên đới chịu trách nhiệm sẽ phụ thuộc vào hợp đồng thỏa thuận được giao kếtgiữa 2 bên.
Việc xử phạt hành chính với hành vị nàyđược quy định tại điều 14 Nghị định 127/2013/NĐ-CP:
"Điều 14.Vi phạm các quy định chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh
5.Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau
b)Xuất khẩu, nhập khẩu, đưa vào Việt Nam hàng hóa thuộc danh mục cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa thuộc diện tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu".

Hàng hóa thuộc diện cấm xuất khẩu sẽ bị tịch thu theo quy định tại khoản 6 Điều này:

"6.Hình thức phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1; Khoản 2; Điểm b, Điểm g Khoản 5 Điều này; trừ trường hợp cơ quan có thẩm quyền yêu cầu đưa ra khỏi lãnh thổViệt Nam hoặc tái xuất".
Và có thể áp dụng hình phạt bổ sung nếu như tang vật không còn theo quy định tại khoản 7 Điều này:

"7.Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
c)Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật vi phạm trong trường hợp tang vật vi phạm không còn đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b, Điểm g Khoản 5 Điều này".

Thẩm quyền xử phạt được quy định tại điều 19 Nghị định127/2013/NĐ-CP.
Đối với hành vixuất khẩu hàng hóa thuộc Danh mục cấm thì sẽ chỉ bị xử phạt hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả. Tuy nhiên, nếu có cơ sở chứng minh hành vi xuất khẩu này có dấu hiệu cấu thành tội trốn thuế thì cơ quan điều tra sẽ xác minh và có thể khởi tố vụ án.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật tố tụng mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.