-->

Xử phạt hành vi nhắn tin đe dọa như thế nào?

Căn cứ vào mức độ và hành vi cụ thể của người nhắn tin đe dọa, thiệt hại thực tế xảy ra, mức độ nghiêm trọng của hành vi để áp dụng hình thức xử lý hành chính hoặc hình sự theo quy định pháp luật.

Hỏi: Trong thời gian qua, tôi liên tục nhận được những tin nhắn từ số lạ đe dọa giết con và chồng tôi. Tôi cảm thấy rất bất ổn và lo lắng nhưng lại không biết phải làm sao vì tôi không biết người nhắn tin đó là ai. Đề nghị Luật sư tư vấn, tôi có nên báo với cơ quan công an không? Và mức xử phạt với hành vi đó như thế nào? (Vũ Quỳnh Như - Thái Bình)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Phạm Thị Phương - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Điều 103 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009) quy định về tội đe dọa giết người như sau:

“1. Người nào đe doạ giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe doạ lo sợ rằng việc đe doạ này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Đối với nhiều người;b) Đối với người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;c) Đối với trẻ em;d) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác”.

Điều 66 Nghị định 174/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện quy định như sau:

“3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
g) Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác”.

Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự và an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình quy định:

“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác”.

Như vậy, căn cứ vào mức độ và hành vi cụ thể của người nhắn tin đe dọa, thiệt hại thực tế xảy ra, mức độ nghiêm trọng của hậu quả đó đối với anh (chị) và gia đình mình... để áp dụng hình thức xử lý hành chính hoặc hình sự theo các quy định như trên. Do đó, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, anh (chị) nên liên hệ với cơ quan công an để trình báo vụ việc kèm theo các chứng cứ về việc người đó nhắn tin đe doạ. Bằng nghiệp vụ của mình, cơ quan công an sẽ tìm ra và ngăn chặn hành vi của người này, đồng thời sẽ tiến hành xử lý hành vi đó.

Khuyến nghị:
  1. Để nhận được ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.