-->

Xử lí về tranh chấp di sản thừa kế là bất động sản?

Chủ sở hữu có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản

Hỏi: Ba em có một đứa con của vợ trước, mà vợ trước đã mất từ lâu, nên ba em lấy vợ khác-là mẹ em và có con là em, miếng đất ông bà nội chia cho 4 người con, ba em là con cả, sổ đỏ cũng do ba đứng tên, trong sổ hộ khẩu chỉ có tên ba em, mẹ em và em, sau này, ba mẹ em quyết định bán đất ông bà nội cho.Rồi anh cùng cha khác mẹ của em tranh chấp, nói là miếng đất đó mà bán là phải chia ra 4 phần, 1 phần ba, 1 phần mẹ em,1 phần anh cùng cha khác mẹ, 1 phần em. Ba và mẹ không đồng ý, và anh cùng cha khác mẹ đòi kiện và đưa ra tòa. Vậy em muốn hỏi, anh cùng cha khác mẹ làm như vậy có đúng không? Và anh cùng cha khác mẹ đó được hưởng gì? (Thanh Trung - Hà Nội)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Văn Nam - Tổ tư vấn pháp luật thừa kế - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Mảnh đất này đứng tên ba bạn và trong sổ hộ khẩu chỉ có tên ba em, mẹ em và em. Sau này, ba mẹ em quyết định bán đất ông bà nội cho. Như vậy ba bạn có toàn quyền quyết định đối với mảnh đất này.Bây giờ người anh cùng cha khác mẹ của bạn đòi chia một phần mảnh đất này là không có căn cứ, bởi theo Điều 197 qui định về quyền định đoạt của chủ sở hữu của Bộ luật dân sự 2005 thì:

"Chủ sở hữu có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản".

Điều 195 của Bộ luật dân sự 2005 qui định "Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản hoặc từ bỏ quyền sở hữu đó". Do vậy, cũng như quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, chủ sở hữu tất nhiên có quyền định đoạt đối với tài sản, và chủ sở hữu có thể thực hiện bất cứ dạng quyền định đoạt nào đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp pháp luật cấm họ thực hiện việc định đoạt tài sản đó vì lợi ích cộng đồng.Do đó, việc kiện của người anh của bạn đòiphải chia ra 4 phần, 1 phần ba, 1 phần mẹ bạn,1 phần anh cùng cha khác mẹ, 1 phần bạnlà không hợp lệ. Người anh này chỉ có quyền lợi được hưởng nếu có sự đồng ý của ba bạn cho một phần đất, nếu ba bạn không đồng ý thì người anh cùng cha khác mẹ của bạn sẽkhông được hưởng gì.

Khuyến nghị:

  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật thừa kế mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.