-->

Xác định tội danh với lỗi cố ý, thực hiện nhiều hành vi phạm tội

Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 có quy định về việc xác định tội danh đối với các loại tội khác nhau.

Hỏi: 1- Tội xông vào nhà người khác bất hợp pháp thì vi phạm lỗi gì và bị xử phạt như thế nào? Được qui định tại điều khoản nào trong bộ luật hình sự ?

2- Tội hạ xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác vi phạm lỗi gì và bị xử phạt như thế nào? Được qui định tại điều khoản nào?

3-Tội chiếm đất của người khác vi phạm lỗi gì và bị xử phạt như thế nào? Được quy định tại điều khoản nào trong bộ luật hình sự ? (Anh Ái - Phú Yên)

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Lương Thị Anh Thư - Tổ tư vấn pháp luật Hình sự Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Thứ nhất: Về tội xông vào nhà người khác bất hợp pháp:

Dấu hiệu pháp lý

- Khách thể: Tôi phạm này xâm phạm vào quyền bất khả xâm phạm chỗ ở của công dân.

Chổ ở của công dân được hiểu là nơi đang có người cư trú hợp pháp. Nơi cư trú hợp pháp có thể là nơi ở thường xuyên, có thể là nơi cư trú trong một thời gian nhất định như nhà thuê…, có thể là nơi đăng ký hộ khẩu hoặc nơi tạm trú, có thể là nơi ở cố định hoặc nơi ở di động (Tàu, thuyền)

- Khách quan: Được thực hiện ở các loại hành vi sau đây:

+ Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác: Tự ý vào chỗ của một người hoặc một hộ gia đình cư trú, sinh hoạt khám xét nhằm tìm kiếm chứng cứ đồ vật, tài sản… mà không có lệnh của cơ quan có thẩm quyền, không tuân thủ thủ tục do pháp luật quy định trong việc khám xét chỗ ở hoặc có lệnh của nguwoif có thẩm quyền nhưng lại không có căn cứ để khám xét theo quy định của pháp luật.

+ Hành vi đuổi trái pháp luật người khác khỏi chỗ ở của họ là hành vi dùng bạo lực đuổi một người hoặc một hộ gia đình phải rời khỏi chỗ ở của họ mà không có quyết định hợp pháp của các cơ quan có thẩm quyền.

+ Các hành vi khác trái pháp luật xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân như: tự ý mở khóa vào nhà, lấn chiếm chỗ ở của công dân…

- Chủ quan: là lỗi cố ý (trực hoặc gián tiếp). Mục đích không là dấu hiệu bắt buộc. Nếu hành vi khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác vì sai thủ tục tố tụng thì chỉ xử lý hành chính. Động cơ, mục đích phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này.

Tuy nhiên, trong thực tiễn, những người thực hiện hành vi xâm phạm chỗ ở vì động cơ cá nhân hoặc những động cơ khác thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu vì lợi ích chung, người xâm phạm chỗ ở chỉ có thể bị xử lý hành chính

- Chủ thể: Tội phạm này được thực hiện bởi bất kỳ người nào có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi do luật hình sự định.

* Hình phạt: Điều 124 Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 (BLHS) quy định về tội xâm phạm chỗ ở của công dân quy định:

1. Người nào khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác, đuổi trái pháp luật người khác khỏi chỗ ở của họ hoặc có những hành vi trái pháp luật khác xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm”.

Thứ hai: Về tội xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác.

Việc xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác nhằm làm tổn hại và tổn hại nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác là một trong những dấu hiệu cấu thành tội phạm được quy định trong BLHS. Quy định cụ thể như sau:

Điều 121. Tội làm nhục người khác

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:

a) Phạm tội nhiều lần;

b) Đối với nhiều người;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Đối với người thi hành công vụ;

đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”.

Về trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi danh dự, nhân phẩm bị xâm hại

Tại Điều 611 Bộ luật Dân sự 2005 quy định Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm:

1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm, thiệt hại do danh dự, uy tín của pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.

2. Người xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.”

Người có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác sẽ có trách nhiệm bồi thường theo quy định trên.

Thứ ba: Về tội chiếm đất của người khác.

Tại Điều 12 Luật Đất đai 2013 có quy định:

Điều 12. Những hành vi bị nghiêm cấm

1. Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai.

...

9. Không cung cấp hoặc cung cấp thông tin về đất đai không chính xác theo quy định của pháp luật.

10. Cản trở, gây khó khăn đối với việc thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.”

Tại Điều 10 Nghị định 102/2014/NĐ-CP Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai có quy định như sau:

Điều 10. Lấn, chiếm đất

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất ở.

...

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này;

b) Buộc trả lại đất đã lấn, chiếm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này.”

Khuyến nghị:

  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.