-->

Xác định tội danh của hành vi đánh người và chiếm tài sản

Tội trộm cắp tài sản được quy định tại Điều 138 Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009.

Hỏi: Ba thanh niên từ làng A sang chơi, làm quen với các cô gái của làng B nhiều lần, làm cho một số thanh niên làng B không hài lòng trong đó có ba thanh niên X,Y,Z. Nên vào đêm tối trời ngày 23.7.2000, ba thanh niên nói trên của làng B đã tiến hành tập kích, chặn đánh ba thanh niên làng A. Ba thanh niên làng A vứt xe đạp bỏ chạy thoát thân. Sau khi đuổi đánh, nhưng không đuổi kịp, ba thanh niên làng B quay về nhìn thấy 3 xe đạp bỏ lại, nên đã vứt hai chiếc xe đạp xuống suối (nhưng không hư hại); và giấu chiếc thứ ba - chiếc đẹp nhất vào đống rơm; ngày hôm sau mang đi bán lấy tiền được 3 triệu đồng. Ba thanh niên X, Y, Z đều trên 18 tuổi và có năng lực nhận thức, năng lực điều khiển hành vi đầy đủ. Hỏi: X, Y, Z phạm tội gì (chỉ cần xác định tội danh, không cần xác định khung hình phạt) được quy định ở điều khoản nào của Bộ luật hình sự năm 1999? (Vĩnh Vì - Phú Yên)

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Lương Thị Anh Thư - Tổ tư vấn pháp luật Hình sự Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Trước tiên, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi. Về trường hợp bạn h ỏi chúng tôi cho rằng X; Y; Z đã phạm tội trộm cắp tài sản. Cụ thể như sau:

Tội trộm cắp tài sản được quy định tại Điều 138 Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009.

Các dấu hiệu pháp lý của tội trộm cắp tài sản bao gồm :

Khách thể của tội phạm: xâm phạm đến quan hệ tài sản

+ Đối tượng tác động của tội phạm là tài sản bị chiếm đoạt phải thoả mãn hai điều kiện: Là tài sản đang do người khác quản lý, chiếm giữ.

Chủ thể của tội phạm là bất kỳ ai từ đủ 14 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự, ( X; Y; Z đều trên 18 tuổi và có năng lực nhận thức, năng lực điều khiển hành vi đầy đủ).

Mặt chủ quan của tội phạm: được đặc trưng bởi 2 dấu hiệu:

+ Lỗi cố ý trực tiếp (thể hiện qua việc chọn xe đẹp nhất để giấu bán)

+ Mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc. Mục đích chiếm đoạt tài sản luôn phải xuất hiện trước hoặc muộn nhất là đồng thời với thời điểm thực hiện hành vi khách quan. mục đích chiếm đoạt tài sản của X; Y; Z thể hiện qua hành vi giấu để bán. (xuất hiện khi thực hiện hành vi “giấu xe đẹp nhất”

Mặt khách quan của tội phạm được đặc trưng bởi các dấu hiệu sau:

*Hành vi lén lút: Là hành vi che giấu việc thực hiện hành vi phạm tội đối với người quản lý tài sản. Tr ường hợp này là “giấu” trong đống rơm để mang đi bán.

*Hành vi chiếm đoạt tài sản: Đặc điểm của hành vi chiếm đoạt của tội trộm cắp tài sản là tại thời điểm thực hiện hành vi chiếm đoạt ý thức chủ quan của người phạm tội cho rằng người quản lý tài sản không biết được hành vi chiếm đoạt tài sản của mình. X; Y; Z cho rằng A; B; C đã bỏ chạy, và khi họ giấu xe trong đống rơm thì A; B; C sẽ không thể biết.

Khuyến nghị:

  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.