-->

Vừa là thành viên hợp danh công ty hợp danh vừa mở doanh nghiệp tư nhân, có được không?

Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác, trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại

Hỏi: Tôi đang là thành viên hợp danh của một công ty hợp danh. Tuy nhiên, gần đây tôi có ý tưởng về mảng kinh doanh khác, khả năng sẽ mang lại được nhiều lợi nhuận hơn, nên tôi muốn tự mình mở một doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên, tôi vẫn không muốn từ bỏ tư cách thành viên hợp danh của công ty hợp danh. Xin hỏi, là việc làm này của tôi có ảnh hưởng tới công ty hợp danh không và nên giải quyết như thế nào? (Tuấn Anh - Quảng Ninh)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thị Bích Phượng - Phòng Đăng ký doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Điểm b khoản 1 Điều 172 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định như sau: “b- Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty”.

Khoản 1 Điều 183 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định: “1- Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp” .

Như vậy, có thể nhận thấy dù là ở doanh nghiệp tư nhân hay công ty hợp danh, anh (chị) vẫn phải chịu trách nhiệm với hoạt động của hai doanh nghiệp này bằng toàn bộ tài sản của mình. Điều này, có thể gây ảnh hưởng tới lợi ích của các thành viên khác trong công ty hợp danh.

Nhằm tránh tình trạng này xảy ra Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã có quy định hạn chế đối với thành viên hợp danh tại khoản 1 Điều 175, như sau: “1- Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác, trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại”.

Do đó, nếu anh (chị) vẫn muốn thành lập doanh nghiệp tư nhân với tư cách là chủ doanh nghiệp mà không muốn từ bỏ tư cách thành viên hợp danh của mình, anh (chị) có thể tiến hành thương lượng, thỏa thuận với các thành viên hợp danh khác trong công ty hợp danh để đạt được sự ủng hộ, nhất trí của họ về vấn đề này.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật về doanh nghiệp mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.