-->

Vô ý gây thương tích với tỷ lệ thương tật 12% có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Khoản 1 Điều 108 Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

Hỏi: Hôm vừa rồi, trong khi đang ăn cơm, có một người đến gây sự với anh của tôi, người đó đá anh tôi ngã xuống đất lúc đó tay anh tôi còn câm đôi đũa, người đó tiếp tục chạy đến đến đánh anh tôi nhưng do say rượu người đó vấp ngã ngay vào đôi đũa mà anh tôi đang cầm, mọi người đưa vào bệnh viện thì được biết anh ta bị tổn thương ở mắt kết quả giám định bị tổn hại sức khỏe 12%, hôm có cũng có Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát đến khám nghiệm hiện trường, ghi lại lời khai nhân chứng. Đề nghị luật sư tư vấn, anh tôi có bị khởi tố về tội vô ý gây thương tích hay không? Nếu không bị khởi tố lên Tòa hình sự thì có chuyển qua Tòa dân sự để giải quyết bồi thường không? ( Văn Anh - Thái Bình)

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thị Hoa - tổ tư vấn pháp luật hình sự Công ty luật TNHH Everest - trả lời:

Thứ nhất, quy định về Tội vô ý gây thương tích

Tại Khoản 1 Điều 108 Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác như sau:“Người nào vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm

Theo đó, người nào vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên thì mới áp dụng hình phạt theo quy định trên của Bộ luật Hình sự.

Như vậy, anh trai anh (chị) vô ý gây thương tích với tỷ lệ thương tật là 12% , trường hợp này anh trai anh (chị) sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Vô ý gây thương tích.

Thứ hai, trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo Bộ luật Dân sự

Tại Điều 609 Bộ luật Dân sự 2005 quy định về Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm như sau:

1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm: a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại; b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại; c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại. 2. Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.”

Tại Mục II.1 Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP có quy định chi tiết:

“Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm được bồi thường bao gồm: 1.1. Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại bao gồm: tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế; tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, … 1.2. Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại. Nếu trước khi sức khoẻ bị xâm phạm người bị thiệt hại có thu nhập thực tế, nhưng do sức khoẻ bị xâm phạm họ phải đi điều trị và do đó khoản thu nhập thực tế của họ bị mất hoặc bị giảm sút, thì họ được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút đó.... 1.3. Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị. a) Chi phí hợp lý cho người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị bao gồm: tiền tàu, xe đi lại, tiền thuê nhà trọ theo giá trung bình ở địa phương nơi thực hiện việc chi phí (nếu có) cho một trong những người chăm sóc cho người bị thiệt hại trong thời gian điều trị do cần thiết hoặc theo yêu cầu của cơ sở y tế..... 1.5. Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khoẻ bị xâm phạm. a) Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khoẻ bị xâm phạm được bồi thường cho chính người bị thiệt hại..... c) Mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại trước hết do các bên thoả thuận. Nếu không thoả thuận được, thì mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại phải căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, nhưng tối đa không quá 30 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường.

Khuyến nghị:

  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.