Hợp đồng vay tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định
Hỏi: Năm 2013 tôi và chồng cũ ly hôn thì trước khi ký đơn anh ta có viết cho tôi 1 tờ giấy mượn tiền với nội dung là nợ của tôi 100 triệu đồng (nhưng thật ra là điều kiện của anh ta đưa ra nếu như tôi đồng ý ly hôn). Anh ta đã đưa trước cho tôi 20.000.000 đồng và số còn lại sẽ đưa trong vòng 2 năm đến nay đã hơn 2 năm anh ta ly hôn được với tôi và cũng không giữ đúng lời như trong giấy hẹn hoàn cảnh của mẹ con tôi sau khi ly hôn cũng khó khăn vì anh ta cũng không chu cấp cho con tôi như thoả thuận sau khi ly hôn. Đề nghị Luật sư tư vấn, tôi có thể gửi tờ giấy mượn tiền có chữ ký của anh ta ra toà án được không? (Nguyễn Hòa - Bắc Ninh)
Điều 471Bộ luật Dân sự 2005 quy định Hợp đồng vay tài sản: "Hợp đồng vay tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định".Điều472.Quyền sở hữu đối với tài sản vay: "Bên vay trở thành chủ sở hữu tài sản vay kể từ thời điểm nhận tài sản đó".
Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận của bên chovay và bên vay về việc bên cho vaygiao tài sản cho bên vay,khi đến hạn bên vay có nghĩa vụ hoàn trả tài sản cùng loại, đúng số lượng, chất lượng cho bên cho vay.
Như vậy, pháp luật không quy định cụ thể về hình thức của hợp đồng vay, nó có thể lập thành văn bản, giao kết bằng lời nóinhưng pháp luật lại quy định là hợp đồng vay tài sản là hơp đồng thực tế, nghĩa là bên vay phải chuyển giao tài sản cho bên vay hợp đồng mới có hiệu lực trên thực tế. Tại điều 472 bộ luật dân sự quy định về quyền sở hữu đối với tài sản vay.
Căn cứ vào quy định này, bên cho vay là chủ sở hữu tài sản kể từ thời nhận được tài sản vay và tương đương với nó thì bên cho vay chấm dứt quyền sở hữu đối với tài sản của mình. Còn nếu như chưa giao tài sản vay cho bên vay thì quyền sở hữu tài sản bản chất vẫn thuộc về bên cho vay. Do đó, khi chưa có sự chuyển giao tài sản thì chưa phát sinh quyền sở hữu tài sản đối với bên vay, như vậy hợp đồng vay chưa có hiệu lực trên thực tế.
Căn cứ vào các phân tích trên, tình huống của chị là chị và chồng chị có viết tay về việc chồng chị vay của chị 100 triệu, nhưng ở đây đã có sự chuyển giao tài sản từ chị sang chồng chị chưa hay đây chỉ là giấy tờ mang tính chất hình thức, là khoản tiền chồng chị đưa ra để chị đồng ý ly hôn.
Ở đây chị cần xác định rõ là khi chị cho chồng chị vay 100 triệu đồnglà chị đã giao 100 triệu đócho chồng chị rồi và giờ đến hạn, chồng chị không trả cho chị khoản tiền đấy thì chị có quyền đòi chồng chị, nếu anh ấy không trả thì chị có quyền khởi kiện anh đấy ra Tòa để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc trên.
Còn nếu như chỉ có giấy viết tay thỏa thuận của hai vợ chồng là chịsẽ cho chồng chịvay 100 triệu đồngnhưng trên thực tếchị chưa chuyển giao 100 triệu đồngnày cho chồng chị thì hợp đồng vay kia chưa có hiệu lực trên thưc tế và chị sẽ không thể khởi kiện ra Tòa để đòi số tiền trên được vì trên thực tế hợp đồng vay chưa có hiệu lực vì chưa có sự chuyển giao tài sản giữa bên cho vay cho bên vay nên cũng sẽ không phát sinh nghĩa vụ trả nợ của bên vay đối với bên cho vay. Do đó chị không thể khởi kiện ra Tòa án yêu cầu Tòa án giải quyết được.
Chị chỉ có thể yêu cầu chồng chị thực hiện những gì mà hai vợ chồng đã thỏa thuận trước khi ly hôn bằng cách là gặp trực tiếp hoặc gọi điện thoại chứ không thể áp dụng quyền lực nhà nước để yêu cầu chồng chị thực hiện các thỏa thuận này được.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật hợp đồng mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận