-->

Vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng xử lý thế nào?

Trường hợp bên nhận đặt cọc vi phạm nghĩa vụ hợp đồng thì anh (chị) có quyền làm đơn khởi kiện ra tòa án đòi lại số tiền đã đặt cọc, theo đó người vi phạm có nghĩa vụ trả lại tài sản đặt cọc và một khoản tiền..

Hỏi: Tôi có một vấn đề,đề nghị Luậttư vấnn giúp: Tôi có mua một mảnh đất thổ cư từ năm 2013. Trong quá trình thỏa thuận mua bán tôi đã đồng ý thanh toán cho bên bán 80% số tiền mua đất và hẹn 1 tháng sau sẽ thanh toán hết số tiền và nhận sổ đỏỏ, hai bên có viết và ký giấy cam kết và có người hàng xóm ký làm chứng. Do sổ đỏ bên bán đang thế chấpvay vốn tại ngân hàng. Tới thời gian hẹn tôi đã không nhận được sổ đỏ do bên bán vẫn chưa thanh toán cho ngân hàng để nhận sổ . Qua nhiều lần lui tới bên bán đã không thực hiện đúng như trên . Năm 2014 ,2015 Tôi có trình báo chính quyền địa phương và chính quyền địa phương hòa giải yêu cầu bên bán hẹn rõ ngày trả sổ đỏ.,quahai lần đến nay bên bán vẫn chưa giao sổ đỏ. Đề nghị Luật sư tư vấn, giờ tôi chỉ muốn họ bồi thương cho tôi thì có được không? (Khương Hằng - Tây Ninh)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Trâng Huy Hoàng - Tổ tư vấn pháp luật hợp đồng của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Theo như thông tin mà anh (chị) cung cấp thì anh (chị) đã thỏa thuận với bên bán thanh toán 80% số tiền mua đất và hẹn 1 tháng sau sẽ thanh toán nốt số tiền và nhận sổ đỏ. Tuy nhiên, tới tháng hẹn anh (chị) vẫn không nhận được sổ đỏ. Đã thông qua hai lần hòa giải mà bên bán vẫn không giao sổ đỏ.

Điều 358 Bộ luật Dân sự 2005 quy định như về đặt cọc như sau:

"1. Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự.Việc đặt cọc phải được lập thành văn bản.

2. Trong trường hợp hợp đồng dân sự được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thoả thuận khác".

Như vậy, việc đặt cọc chỉ cần lập thành văn bản, không yêu cầu có công chứng hoặc chứng thực. Do đó, hợp đồng đặt cọc giữa anh (chị) và chủ đất đã được lập thành văn bản, có đầy đủ chữ ký hai bên đã được coi là hợp pháp.

Nếu như đến hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng chuyển nhượng mà chủ đất không giao sổ đỏ cho anh (chị) với lí do giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đang được mang đi cầm cố và chưa lấy lại được tức là chủ đất vi phạm, không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng. Theo đó, chủ đất có nghĩa vụ trả cho anh (chị) tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.

Trong trường hợp bên nhận đặt cọc không giao sổ đỏ, cũng không trả tiền đặt cọc thì anh (chị) có quyền làm đơn khởi kiện ra tòa án cấp huyện nơi bị đơn cư trú để đòi lại số tiền đã đặt cọc.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật hợp đồng mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.