-->

Vay tiền không trả có được coi là lạm dụng tín nhiệm?

Việc anh (chị) vay tiền để cho con điều trị bệnh, sau đó vì hoàn cảnh khó khăn mà không có khả năng thanh toán nợ, anh (chị) cũng không có hành vi bỏ trốn để lẩn tránh nghĩa vụ thanh toán khoản nợ nên không cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm.

Hỏi: Tôi có vay 20 triệu đồng với một người thân họ là cán bộ viên chức đầu ngành hai bên có thỏa thuận thời gian vay là 1 năm số tiền vay được tính lãi là 35.000đồng/triêu/tháng. Tôi biết mức lãi này cao so với quy định nhưng vẫn phải vay để cho con đi nhập viện. Do gia đình có chút khó khăn tôi không có tiền trả, tôi năn nỉ xin gia hạn sẽ trả nhưng họ dứt khoát không chịu và đơn khiếu nại cho rằng: "lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản". Đề nghị Luật sư tư vấn, như vậy có đúng không? (Nguyễn Hoài Thu - Bắc Cạn)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Phạm Văn Hùng - Tổ tư vấn pháp luật hình sự của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 140 Bộ luật hình sự quy định:

"1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từbốn triệu đồngđến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dướibốn triệu đồngnhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản”.

Theo quy định trên thì sau khi đã nhận được tài sản từ chủ sở hữu, người phạm tội có một trong những hành vi sau thì sẽ cấu thành tội “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”:

  • Dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản đang do mình quản lý, thủ đoạngian dối được thể hiện bằng những hành vi cụ thể nhằm đánh lừa chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản.

  • Nếu người phạm tội không dùng thủ đoạn gian dối mà sau khi đã nhận tài sản một cách hợp pháp rồi bỏ trốn với ý thức không thanh toán, không trả lại tài sản cho chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản thì cũng là hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

  • Nếu người phạm tội không dùng thủ đoạn gian dối mà sau khi đã nhận tài sản một cách hợp pháp rồi bỏ trốn với ý thức không thanh toán, không trả lại tài sản cho chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản thì cũng là hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Do đó, hành vi anh (chị) vay tiền để cho con điều trị bệnh, sau thời gian đó, vì hoàn cảnh khó khăn mà không có khả năng thanh toán nợ gốc, lãi đến hạn. Cùng với đó, anh (chị) không có hành vi bỏ trốn để lẩn tránh nghĩa vụ thanh toán khoản nợ đã vay nên hành vi của anh (chị) hoàn toàn không đủ dấu hiệu để cấu thành tội “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.

Khuyến nghị:
  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.