-->

Tư vấn về việc bị khởi tố tội cố ý gây thương tích?

Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

Hỏi: Em trai tôi vừa bị khởi tố về tội cố ý gây thương tích, nhưng gia đình vẫn thấy oan cho em tôi.Do có mâu thuẫn từ trước, nên em tôi (B) có dùng tay tát vào mặt A 2 cái (không để lại thương tích). A chạy về nhà lấy 2 cây rựa tìm chém em tôi, em tôi đang ở nhà 1 người bạn, thì A cầm rựa tìm đến khi cách chỗ em tôi đứng khoảng 6m, thì em tôi ném cây rựa trúng vào tay của A gây thương tích 3% rồi bỏ chạy. A cầm rựa đuổi theo chém em tôi (B) gây thương tích 30%.Vậycó thể tư vấn về trường hợp này của em tôi được không? Gia đình tôi nên làm gì trong tình huống này? (Quỳnh Hoa - Hà Nội)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Ngô Đức Cường - Tổ tư vấn pháp luật hình sự Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Theo những thông tin mà bạn cung cấp thìem bạn(B) có dùng tay tát vào mặt A 2 cái (không để lại thương tích). A chạy về nhà lấy 2 cây rựa tìm chém em bạn, em bạn đang ở nhà 1 người bạn, thì A cầm rựa tìm đến khi cách chỗ em bạnđứng khoảng 6m, thì em bạnném cây rựa trúng vào tay của A gây thương tích 3% rồi bỏ chạy. A cầm rựa đuổi theo chém em bạn(B) gây thương tích 30%.

Trong trường hợp này thì cả hai người là em bạn và A đều có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Điều 104 BLHS 2009 về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Cụ thể như sau:

Thứ nhất: Em bạn ném cây rựa vào tay A gây thương tích 3% rồi bỏ chạy: Như vậy dù thương tích dưới 11% nhưng em bạn " ném cây dao rựa" mà cây daorựa ở đâu được coi là " hung khí nguy hiểm" theo điểm a khoản 1 Điều 104 BLHS nên vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 104 như sau:

"Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;e) Có tổ chức;g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân."

- Thứ hai: Việc người A cầm dao rựa đuổi theo chém em bạn gây thương tích 30% thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 104 BLHS như sau:2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

Về trách nhiệm dân sự: Theo quy định tại Điều 609 BLDS 2005 có quy định:

"Điều 609.Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm:1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.2. Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.

Ngoài ra Điều 617 BLDS cũng quy định như sau;"Điều 617.Bồi thường thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại có lỗi:Khi người bị thiệt hại cũng có lỗi trong việc gây thiệt hại thì người gây thiệt hại chỉ phải bồi thường phần thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình; nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại thì người gây thiệt hại không phải bồi thường."

Như vậy hai gia đình có thể thỏa thuận với nhau về mức bồi thường cụ thể và giảiquyết tình cảm với nhau.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.