-->

Tư vấn về ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp thủy sản?

Luật sư tư vấn thuế doanh nghiệp..

Hỏi: Tôi có 01 Doanh nghiệp là Công ty TNHH một thành viên sản xuất, nuôi trồng tôm giống thành lập mới 10/10/2010 Tại huyện Tuy Phong Bình Thuận thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn theo khoản 3, điều 13, Luật số 14/ 2008/QH12 Hướng dẫn Ưu đãi về thuế suất.Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được áp dụng thuế suất 20 % trong thời gian mười năm. Trước tới giờ mình vẫn xác định ưu đãi đúng như vậy như hướng dẫn trên, từ khi có Luật số: 32/2013/QH13 đến ngày 01/01/2014 mới có hiệu lực vậy căn cứ theo 02 Điều hướng dẫn sau thì khi quyết toán thuế thu nhập toán thuế thua nhập doanh nghiệp năm 2013 theo thuế xuất là 20 % hay 10 %:Một là; Theo Điểm d, Khoản 2, Điều 13, Luật số: 32/2013/QH13 hướng dẫn Áp dụng thuế suất 10% đối với: “Thu nhập của doanh nghiệp từ: trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng; nuôi trồng nông, lâm, thủy sản ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; sản xuất, nhân và lai tạo giống cây trồng, vật nuôi; sản xuất, khai thác và tinh chế muối, trừ sản xuất muối quy định tại khoản 1 Điều 4 của Luật này; đầu tư bảo quản nông sản sau thu hoạch, bảo quản nông sản, thủy sản và thực phẩm.Hai là; Theo Khoản 4, Điều 83, hướng dẫn: Áp dụng văn bản quy phạm pháp luật “Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật mới không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra trước ngày văn bản có hiệu lực thì áp dụng văn bản mới” (Phạm Lan - Hà Nội)


Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật gia Hà Thị Phương - Tổ tư vấn pháp luật doanh nghiệp - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

- Nghị định số 124/2008/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp;

- Nghị định số 122/2011NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định số 124/2008/NĐ-CP;

- Thông tư số 123/2012/TT-BTC hướng dẫn thi hành một số điều của luật thuế thu nhập doanh nghiệp, nghị định số 122/2011NĐ-CP.

Khoản 4 Điều 15 Nghị định số 124/2008/NĐ-CP quy định: “Thuế suất ưu đãi 20% áp dụng trong thời gian 10 năm đối với doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này”.

Theo Điểm d, Khoản 2, Điều 13, Luật số: 32/2013/QH13 quy định: “Thu nhập của doanh nghiệp từ: trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng; nuôi trồng nông, lâm, thủy sản ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; sản xuất, nhân và lai tạo giống cây trồng, vật nuôi; sản xuất, khai thác và tinh chế muối, trừ sản xuất muối quy định tại khoản 1 Điều 4 của Luật này; đầu tư bảo quản nông sản sau thu hoạch, bảo quản nông sản, thủy sản và thực phẩm”.

Khoản 4 Điều 83 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật: “Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật mới không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra trước ngày văn bản có hiệu lực thì áp dụng văn bản mới”

Thứ nhất, trách nhiệm pháp lý mà được quy định tại khoản 4 Điều 83 Luật ban hành văn bản thì được hiểu như sau:

Trách nhiệm pháp lý là hậu quả pháp lý bất lợi đối với chủ thể phải gánh chịu thể hiện qua việc họ phải gánh chịu những biện pháp cưỡng chế nhà nước được quy định trong phần chế tài của các quy phạm pháp luật khi họ vi phạm pháp luật hoặc khi có thiệt hại xảy ra do những nguyên nhân khác được pháp luật quy định.

Cụ thể là Trách nhiệm pháp lý chỉ áp dụng đối với chủ thể vi phạm pháp luật: hậu quả pháp lý bất lợi đối với chủ thể vi phạm pháp luật thể hiện qua việc họ phải gánh chịu những biện pháp cưỡng chế nhà nước đã được quy định trong phần chế tài của các quy phạm pháp luật vì sự vi phạm pháp luật của họ.

Đặc điểm

a. Chủ thể phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý là chủ thể vi phạm pháp luật.

b. Trách nhiệm pháp lý luôn gắn liền với các biện pháp cưỡng chế được quy định trong phần chế tài của các quy phạm pháp luật.

c. Trách nhiệm pháp lý luôn là hậu quả pháp lý bất lợi đối với chủ thể vi phạm pháp luật thể hiện qua việc họ phải gánh chịu những sự thiệt hại về tài sản, về nhân thân, về tự do hoặc những thiệt hại khác do pháp luật quy định.

Với những phân tích ở trên thì thuế thu nhập của doanh nghiệp của anh là nghĩa vụ của doanh nghiệp anh đối với công ty chứ không phải trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp anh đối với nhà nước nên không thể viện dẫn quy định điều 83 Luật ban hành văn bản đối với trường hợp của anh.

Trong trường hợp này thì anh vẫn phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp là 20% cho đến khi văn bản quy phạm pháp luật (Luật số: 32/2013/QH13) có hiệu lực là ngày 1/1/2014.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật doanh nghiệp mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.