Tuy phần đất nông nghiệp đó ngày trước được giao cho tập thể nhưng họ đã trả lại đất thì không còn quyền đòi lại đất đó nữa.
Hỏi: Thôn tôi có 841m2 Loại ruộng: Đất trũng khó làm. Năm 2001 trở về trước ruộng này của nhóm (50 khẩu) mỗi khẩu 16,8m2. Năm 2002, nhà nước cho phép dồn điền đổi thửa. Nhóm không làm nữa và đã trả lại cho thôn. Gia đình nhà đã nhận làm từ ngày đó đến nay.(Hiện nay vẫn còn giấy tờ của Trưởng nhóm là ông P.Vviết tay gửi cho thôn nhằm kê khai diện tích 841m2 để trả thôn). Căn cứ vào giấy tờ của nhóm, tiểu ban dồn thửa đổi ruộng đã kiểm tra và gửi lên cấp trên để làm sổ đỏ cho gia đình nhà tôi. Năm 2015 đất vào dự án và được đền bù, các gia đình trong nhóm ngày xưa bắt đầu họp lại và yêu cầu gia đình tôi phải trả nhóm. Mấy ngày qua trưởng nhóm ngày xưa là ông P.Vđã đến nhà ông P.T(người lưu giữ các loại giấy tờ của Thôn từ xưa đến nay) mượn giấy tờ ngày xưa do ông viết (tháng 3/2002) tự ý ghi thêm dòng chữ “841m2 11-8 Điền vùng 2 cho bà Llàm trả sản lượng và các khóa đóng góp cho nhà nước. Diện tích vẫn nằm trong tay 50 khẩu của nhóm”. (bút tích này có nét mực mới kiểu chữ khác xưa hoàn toàn nhận ra được bằng mắt thường. Ngày 23/6/2015 những hộ gia đình ngày xưa đã họp lại và ra biên bản chung rằng diện tích đất trên là của nhóm là đúng và yêu cầu gia đình tôi phải trả nhóm. UBND đã tiến hành hòa giả nhưng không thành và giờ họ đang làm đơn kiện lên tòa án. Vậy tôi muốn nhờ giúp. 1: Về mặt pháp lý ai đúng, ai sai. 2: Bản thân người cầm đầu nhóm đã tự ý ghi thêm vào văn bản ngày xưa có thể bị tội gì? (Nguyễn Khải - Thanh Hóa)
Luật gia Trần Thu Trang – Tổ tư vấn pháp luật bất động sản của Công ty Luật TNHH Everest – trả lời:
Thôn của bạnhọp hòa giải và đưa ra quyết định như vậy là đúng.Vì theo như bạn nói:"từNăm 2001 trở về trước ruộng này của nhóm (50 khẩu) mỗi khẩu 16,8m2. Năm 2002, nhà nước cho phép dồn điền đổi thửa. Nhóm không làm nữa và đã trả lại cho thôn.Thậmchí là còn cógiấy tờ của Trưởng nhóm là ông Phạm Văn Vận viết tay gửi cho thôn nhằm kê khai diện tích 841m2 để trả thôn).Căn cứ vào giấy tờ của nhóm, tiểu ban dồn thửa đổi ruộng đã kiểm tra và gửi lên cấp trên để làm sổ đỏ cho gia đình nhà tôi. Từ đó đến nay gia đình tôi đã làm thửa ruộng này và đóng thuế đầy đủ cho nhà nước, 13 năm trôi qua không ai có ý kiến gì, diện tích ruộng đất hiện nay trong sổ của các gia đình cũng không hề có dính líu gì đến 841m2 đất nói trên. "
Nhưvậy thì rõ ràng là nhóm đã có biên bản giấy tờ về việc trả lại đất cho thôn và không làm nữa và thôn cũng căn cứ vào đề nghị của gia đình ban là được giao đất để làm ăn sinh sống.Hơn nữa thì gia đình bạn còn được nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gọi tắt là sổ đỏ
Theo Điều 52 Luật đất đai năm 2013
“Điều52. Căn cứ để giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất
1. Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất”.
Như vậy thì căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và căn cứ vào đề nghị của người sử dụng đất mà nhà nước tiến hành giao đất cho cá nhân ,cộng đồng dân cư có nhu cầu sử dụng.
Gia đình bạn được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ năm 2002 đến năm2015. Đến nay đất vào dự án được nhà nước thu hồi và gia đình bạn được bồi thường thì nhóm lại quay lại đòi đất với gia đình bạn. Như vậy là nhóm sai. Vì trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chỉ có tên của gia đình bạn (gia đình bạn được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) thì nhóm người kia không có quyền đòi yêu cầu gia đình bạn trả .Trừ khi trên giấy chứng nhận quyềnsử dụng đất kia có đủ 50 gia đình cùng có tên thì họ mới được hưởng.
Theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai năm 2013, mặc dù luật không trực tiếp quy định tranh chấp đất đai phải được hòa giải tại cấp cơ sở nhưng luật đã gián tiếp yêu cầu tranh chấp đất đai sẽ đượcgửi lên ủy ban nhân dân xã giải quyết sau khi hòa giải không thành và phải có biên bản hòa giải như vậy thì thôn của bạn đứng ra hòa giải như vậy là đúng. Còn về nhóm người kia làm đơn kiện gia đình bạn thì bạn không phải lo lắng gia đình bạn đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,và mặc dù giấy viết tay của nhóm trả lại đất cho nhà nước đã bị người đứng đầu nhóm sửa lại sau 13 năm nhằm thay đổi nội dung của giấy tờ đã được kí là trái với quy định của pháp luật dân sự.thực chất thì biên bản được nhóm làm và kí năm 2002 khi nhóm quyết định trả lại đất thì là hợp đồng dân sự(Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự,theo Điều 388 bộ luật dân sự năm 2005)
Theo Điều 129 Khoản 1 bộ luật dân sự năm 2005
“Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác thì giao dịch giả tạo vô hiệu, còn giao dịch bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này”.
Như vậy thì phần viết thêm của người đứng đầu đó sẽ vô hiệu,bạn không phải lo lắng nếu họ kiện thì tòa án hoặc ủy ban ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền cũng sẽ hủy bỏ đơn khởi kiện đó
Bản thân người cầm đầu nhóm đã tự ý ghi thêm vào văn bản ngày xưa có thể bị tội gì? Những người tự ý ký tên vào văn bản họp nhóm mà chưa có sự đồng ý của người vắng mặt có thể khép vào tội gì?
Theo quy định tại Điều 307 Bộ luật hình sự
“1. Người giám định, người phiên dịch, người làm chứng nào mà kết luận, dịch, khai gian dối hoặc cung cấp những tài liệu mà mình biết rõ là sai sự thật, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm”.
Như vậy thì bản thân người cầm đầu nhóm đã tự ý ghi thêm vào văn bản ngày xưa có thể bị tội khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật.
Những người tự ý ký tên vào văn bản họp nhóm mà chưa có sự đồng ý của người vắng mặt như vậy là đã vi phạm vào quy định của pháp luậtlà mạo danh người khác
Theo khoản1,2 Điều 19 Luật tố cáo năm 2011
Điều 19. Hình thức tố cáo
“1. Việc tố cáo được thực hiện bằng đơn tố cáo hoặc tố cáo trực tiếp.
2. Trường hợp tố cáo được thực hiện bằng đơn thì trong đơn tố cáo phải ghi rõ ngày, tháng, năm tố cáo; họ, tên, địa chỉ của người tố cáo; nội dung tố cáo. Đơn tố cáo phải do người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ. Trường hợp nhiều người cùng tố cáo bằng đơn thì trong đơn phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ của từng người tố cáo, có chữ ký hoặc điểm chỉ của những người tố cáo; họ, tên người đại diện cho những người tố cáo để phối hợp khi có yêu cầu của người giải quyết tố cáo”.
.Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm
“10. Cố ý tố cáo sai sự thật; kích động, cưỡng ép, dụ dỗ, mua chuộc người khác tố cáo sai sự thật; mạo danh người khác để tố cáo”.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật bất động sản mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận