-->

Tư vấn về hướng giải quyết trong trường hợp kết thúc hợp đồng thuê nhà?

Khoản 1 điều 412 Bộ luật dân sự năm 2005, việc thực hiện hợp đồng phải tuân thủ nguyên tắc: “thực hiện đúng hợp đồng, đúng đối tượng, chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn, phương thức và các thoả thuận khác”

Hỏi: Tháng 06/2012 cá nhân mẹ tôi có cho một công ty thuê nhà (có hợp đồng công chứng) với thời hạn 3 năm. Trong thời hạn hợp đồng công ty đã vi phạm hợp đồng (cho bên thứ 3 thuê lại). Đến hạn kết thúc hợp đồng ngày 30/6/2015 thì mẹ tôi đã trả lại tiền cọc cho công ty trên (có biên nhận tiền của công ty) nhưng chưa làm thanh lý hợp đồng và từ thời điểm đó đến nay công ty trên chưa bàn giao nhà lại cho mẹ tôi. Vậy tôi xin hỏi luật sư là bây giờ tôi phải làm như thế nào nhanh nhất để lấy lại nhà và buộc công ty phải bồi thường cho chúng tôi. (Đỗ Vũ Nam - Hà Nội).

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Vương Tùng Anh - Tổ tư vấn pháp luật hợp đồng của Công ty Luật TNHH Everest - Trả lời:


Về căn cứ pháp lý để đòi bồi thường do vi phạm hợp đồng, quy định trong bộ luật dân sự:

- Khoản 1 điều 412 Bộ luật dân sự năm 2005, việc thực hiện hợp đồng phải tuân thủ nguyên tắc: “thực hiện đúng hợp đồng, đúng đối tượng, chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn, phương thức và các thoả thuận khác”

- Theo điều 422 Bộ luật dân sự năm 2005:

“1. Phạt vi phạm là sự thoả thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.

2. Mức phạt vi phạm do các bên thoả thuận.

3. Các bên có thể thoả thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải nộp phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại; nếu không có thoả thuận trước về mức bồi thường thiệt hại thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại.

Trong trường hợp các bên không có thoả thuận về bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm.

Như vậy, nếu trong hợp đồng cho thuê nhà có điều khoản về phạt do có sự vi phạm hợp đồng ( khi cho bên thứ ba thuê lại), bạn có quyền đòi bồi thường theo quy định pháp luật.

Về các bước cần tiến hành để lấy lại nhà và đòi bồi thường

1. Do hợp đồng đã đến hạn kết thúc, các bên cần thực hiện các thủ tục cần thiết để chấm dứt hợp đồng. Như vậy, ngoài việc trả lại tiền cọc của công ty (đã có biên nhận), bạn cần nhanh chóng tiến hành các thủ tục để thanh lý hợp đồng
2. Bạn cần tiến hành đàm phán với công ty về vấn đề yêu cầu bàn giao lại nhà và bồi thường thiệt hại do vi phạm theo quy định trong hợp đồng.
3. Trong trường hợp bạn đã tiến hành thanh lý, đàm phán với công ty mà hai bên không đạt được thỏa thuận, công ty vẫn không trao trả nhà cũng như bồi thường, bạn có thể nhờ đến sự can thiệp của cơ quan có thẩm quyền, cụ thể như sau:

Điều 25 Bộ luật tố tụng dân sự quy định:

“Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án

1. Tranh chấp giữa cá nhân với cá nhân về quốc tịch Việt Nam.

2. Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản.

3. Tranh chấp về hợp đồng dân sự.

4. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 29 của Bộ luật này.

5. Tranh chấp về thừa kế tài sản.

6. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

7. Tranh chấp về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

8. Tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí theo quy định của pháp luật.

9. Các tranh chấp khác về dân sự mà pháp luật có quy định.”

Việc xác định thẩm quyền của tòa án:

Thẩm quyền của tòa án theo cấp:

Theo khoản 1 điều 33 Bộ luật tố tụng dân sự:

“ Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Toà án nhân dân cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:

a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 25 và Điều 27 của Bộ luật này;

b) Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều 29 của Bộ luật này;

c) Tranh chấp về lao động quy định tại khoản 1 Điều 31 của Bộ luật này.”

Thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ:

Theo điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự:

“Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Toà án theo lãnh thổ được xác định như sau:

a) Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này;

b) Các đương sự có quyền tự thoả thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Toà án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này;

c) Toà án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về bất động sản.”

Như vậy, để lấy lại nhà và đòi lại bồi thường, bạn có thể khởi kiện ra tòa án nhân dân cấp huyện nơi có bất động sản để được giải quyết.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật doanh nghiệp mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.