Theo quy định của Bộ luật Dân sự, khi hợp đồng vô hiệu thì các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, khôi phục lại tình trạng ban đầu.
Hỏi: Vào năm 2012, sau khi ba tôi qua đời mẹ kế và em tôi đã chuyển quyền sử dụng đất cho em út tôi đứng tên mà không thông qua 3 anh em đời trước, sau đó tôi đi kiện ra toà và có hoà giải với bên mẹ kế và em đời sau, 3 anh em chúng tôi chấp nhận nhận mỗi người 200tr mà người đại diện trả là em út người đang đứng sổ đỏ.Nhưng đến nay em út tôi vẫn chưa thối trả mà còn tách thửa và sang tên lại cho mẹ mình đứng sổ đỏ 1/2 thửa và bán 1/2 nhưng vẫn không trả tiền. Vậy xin hỏi luật sư em út tôi có phải có hành vi lừa đảo chiếm đoạn của anh em chúng tôi không, làm sao tôi có thể lấy được tiền trong khi em út tôi không còn tài sản nào? (Vũ Nhung - Nam Định)
Luật gia Nguyễn Văn Nam - Tổ tư vấn pháp luật thừa kế - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Tại khoản 1 Điều 139 Bộ luật Hình sự sửa đổi bổ sung 2009 quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau: "Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệuđồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồngnhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm".
Thủ đoạn gian dối ở đây được hiểu là việcđưa ra thông tin giả (không đúng sự thật) nhưng làm cho người khác tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội. Việc đưa ra thông tin giả có thể bằng nhiều cách khác nhau như bằng lời nói, bằng chữ viết (viết thư), bằng hành động … (ví dụ: kẻ phạm tội nói là mượn xe đi chợ nhưng sau khi lấy được xe đem bán lấy tiền tiêu xài không trả xe cho chủ sở hữu) và bằng nhiều hình thức khác như giả vờ vay, mượn, thuê để chiếm đoạt tài sản.
Chiếm đoạt tài sảnlà hành vi chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành của mình. Đặc điểm của việc chiếm đoạt này là nó gắn liền và có mối quan hệ nhân quả với hành vi dùng thủ đoạn gian dối.
Thời điểm hoàn thành tội phạm này được xác định từ lúc kẻ phạm tội đã chiếm giữ được tài sản sau khi đã dùng thủ đoạn gian dối để làm cho người chủ sở hữu tài sản hoặc người quản lý tài sản bị mắc lừa giao tài sản cho kẻ phạm tội hoặc không nhận tài sản đáng lẽ phải nhận.
Dấu hiệu bắt buộc của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là người phạm tội sử dụng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản. Nếu có hành vi gian dối mà không có hành vi chiếm đoạt (chỉ chiếm giữ hoặc sử dụng), thì tuỳ từng trường hợp cụ thể mà người có hành vi gian dối trên bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chiếm giữ trái phép hoặc tội sử dụng trái phép tài sản, hoặc đó chỉ là quan hệ dân sự.
Theo thông tin mà bạn cung cấp, sau khi bố bạn qua đời, mẹ kế và em út của bạn đã chuyển quyền sử dụng đất cho người em út đứng tên mà không thông qua ba anh em đời con bà cả. Như vậy, việc làm của mẹ kế và người em út con bà hai như vậy là trái pháp luật. Theo đó, ba anh em bạn (con bà cả), mẹ kế và người em út con bà hai đều là đồng thừa kế đối với mảnh đất của bố bạn. Chính vì vậy mà tất cả 05 người đều có quyền đối với mảnh đất trên, không ai được chuyển giao, bán mảnh đất trên mà không được sự đồng ý, nhất trí của những người còn lại.
Trở lại vấn đề, để được chuyển quyền sử hữu mảnh đất cho người con trai út, mẹ kế và người em útnhất địnhđã thực hiện hành vi gian dốinào đó. Hơn nữa, sau khi chuyển quyền sở hữu cho người em út, người em út đã tiến hành tách thửa, sang tên lại cho mẹ mình 1/2 mảnh đất và bán 1/2 mảnh đất còn lại. Như vậy, không những chỉ thực hiện hànhvi gian dối mà người em út của bạn còn có hành vi chiếm đoạt mảnh đất trên. Căn cứ theo Khoản 2 Điều 139 Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung 2009 thì người em út của bạn đã cấu thành hành vi lừa đảo chiểm đoạt tài sản.
Trước đó, ba anh em bạn có đi kiện ra tòa và chấp nhận hòa giải với số tiền là 200 triệu đồng/một người, do em út đứng lên trả. Tuy nhiên, cho tới hiện tại đã quá lâu mà vẫn chưa thấy em út thực hiện nghĩa vụ trả cho mỗi anh 200 triệu đồng. Chính vì vậy, anh và hai người em trai của mình có quyền nộp đơn yêu cầu Tòa án yêu cầu người em út của bạn phải thi hành thỏa thuận đã cam kết.
Vấn đề bạn băn khoăn ở đây là người em út đó hiện tại không còn tài sản nào có giá trị thì việc thi hành án sẽ được thực hiện như thế nào? Để giải quyết vấn đề này, chúng ta cần xem xét lại việc người em út chuyển 1/2 mảnh đất cho người mẹ và bán1/2 mảnh đất là trái quy định của pháp luật. Theo đó, việc chuyển giao đất và hợp đồng mua bán đất sẽ bị vô hiệu. Theo quy định của Bộ luật Dân sự, khi hợp đồng vô hiệu thì các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, khôi phục lại tình trạng ban đầu. Khi đó, nếu người em muốn lấy mảnh đất thì phải hoàn trả cho mỗi đồng thừa kế 200 triệu đồng. Nếu không, mảnh đất này sẽ được bán để chia đều cho các đồng thừa kế.
Khuyến nghị:
- Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
- Nội dung tư vấn pháp luật thừa kế mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận