Pháp luật Việt Nam quy định trường hợp hai bạn đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài, nếu chưa làm thủ tục công nhận việc kết hôn ở Việt Nam thì hôn nhân đó cũng chưa có hiệu lực ở Việt Nam.
Hỏi: Em muốn kết hôn với người nước ngoài nhưng chỉ đăng ký ở Việt Nam và một năm sau mới về nước của chồng đăng ký, như vậy có được không? Có thời hạn đăng ký là bao lâu không? Nhưng nếu em đăng ký ở Việt Nam rồi nhưng sau đó không đăng ký ở nước ngoài, vậy có hiệu lực không? Và sau này nếu em không kết hôn với người đó, em kết hôn với người trong nước có gặp khó khăn gì không? (Quang Hùng - Hà Nội)
Luật gia Đào Thị Thu Hường - Tổ Tư vấn pháp luật Hôn nhân và gia đình - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Về việc công nhận kết hôn: Điều 36 Nghị định số 126/2014/NĐ-CP quy định điều kiện, hình thức công nhận việc kết hôn của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài như sau:“1. Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau hoặc với người nước ngoài đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài được công nhận tại Việt Nam nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:a) Việc kết hôn phù hợp với pháp luật của nước ngoài;b) Vào thời điểm kết hôn, các bên tuân theo quy định về điều kiện kết hôn của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam.Trong trường hợp có vi phạm pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn, nhưng vào thời điểm yêu cầu công nhận việc kết hôn, hậu quả của vi phạm đó đã được khắc phục hoặc việc công nhận kết hôn là có lợi để bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em thì việc kết hôn đó cũng được công nhận tại Việt Nam.2. Công nhận việc kết hôn quy định tại Khoản 1 Điều này được ghi vào Sổ đăng ký kết hôn theo thủ tục quy định tại Điều 38 của Nghị định này”.
Quy định trên có nghĩa là:pháp luật Việt Nam quy địnhtrường hợp hai bạn đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài, nếu chưa làm thủ tục công nhận việc kết hôn ở Việt Namthì hôn nhân đó cũng chưacó hiệu lực ở Việt Nam.
Như vậy, áp dụng tương tự trường hợp của bạn, sau khi bạn hoàn thành thủ tục đăng ký kết hôn ở Việt Nam và đã được cấp Giấy chứng nhận kết hôn một cách hợp pháp, pháp luật Việt Nam chính thức thừa nhận hôn nhân của bạn trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam và chưa được thừa nhận ở ngoài lãnh thổ Việt Nam. Pháp luật Việt Nam không có quy định sau thời hạn bao lâu thì người đã kết hôn với người nước ngoài ở Việt Nam phải đi đăng ký kết hôn ở nước ngoài. Tuy nhiên,sau khi hoàn thành việc kết hôn ở Việt Nam nếu bạn không đi làm thủ tục công nhận hôn nhân đó hoặc đăng ký kết hôn lại ở nước ngoài thì hôn nhân giữa hai người đương nhiên chưa được pháp luật nước ngoàithừa nhận trên lãnh thổ nước đó.
Về việc sau này bạn muốn kết hôn với người khác (là người Việt Nam).Để trả lời câu hỏi nếu sau này bạn muốn kết hôn với một người trong nước thì có ảnh hưởng gì không sẽ tùy từng trường hợp, cụ thể là:
Trường hợp 1: bạn đã đăng ký kết hôn với người nước ngoài ở Việt Nam, chưa làm thủ tục công nhận hôn nhân đó ở nước ngoài.Điểm cKhoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy địnhcấm"người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ".Như đã nói, sau khi hoàn thành thủ tục đăng ký kết hôn, hôn nhân của hai bạn đã được nước Cộng hòa Xã hội Việt Nam công nhận và có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam, khi đó bạn được coi là người đã có chồng và chưa thể kết hôn với người khác do vi phạm chế độ một vợ một chồng.Trong trường hợp này, nếu bạn muốn tiếp tục kết hôn với một người Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam thì trước đó bạn sẽ cần làm thủ tục ly hôn với người nước ngoài mà bạn đã kết hôn.
Trường hợp 2: bạn chưa đăng ký kết hôn với người nước ngoài ở Việt Nam.Nếu bạn chưa chung sống như vợ chồng và chưa đăng ký kết hônvới người nước ngoài đó mà sau này muốn đăng ký kết hôn với một người Việt Nam thì không ảnh hưởng gì cả. Nếu bạn đã chung sống như vợ chồng với người nước ngoài mà sau này muốn kết hôn với người khác ở Việt Nam thì trước khi kết hôn có thể phải làm thủ tục xin Tòa án ra quyết địnhkhông công nhận hôn nhân giữa bạn và người nước ngoài này.Về chung sống như vợ chồng, Mục 3.1Thông tư Liên tịch số 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC quy định:"Chung sống như vợ chồng là việc người đang có vợ, có chồng chung sống với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà lại chung sống với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ một cách công khai hoặc không công khai nhưng cùng sinh hoạt chung như một gia đình. Việc chung sống như vợ chồng thường được chứng minh bằng việc có con chung, được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ chồng, có tài sản chung đã được gia đình, cơ quan, đoàn thể giáo dục mà vẫn tiếp tục duy trì quan hệ đó...".
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật Hôn nhân và gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận