Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Luật này.
Hỏi: Tôi kết hôn với Việt Kiều Úc cách đây gần 04 năm. Tôi đã có thường trú và có 02 con 04 tuổi và 03 tuổi.Hiện tại cuộc sống hôn nhân của tôi không thể cứu vãn được nữa, chồng tôi hiện tại đã bỏ mặc 03 mẹ con tôi, tôi không thể liên lạc được. Sống nơi đất khách quê người, tôi không biết nói tiếng anh. Bây giờ tôi không biết cách nào để giải quyết ly hôn. Rồi tôi có thể đưa 02 con về Việt Nam sinh sống.Tôi không muốn ở lại Úc nữa. Luật sư có thể tư vấn giúptrường hợp của tôi không? (Trần Điển - Phú Thọ)
Luật gia Đào Thị Thu Hường - Tổ Tư vấn pháp luật Hôn nhân và gia đình - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Theo quy định tại điều 127 của Luật hôn nhân gia đình 2014 về ly hôn có yếu tố nước ngoài như sau:"Điều 127. Ly hôn có yếu tố nước ngoài1. Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Luật này.2. Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam.3. Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó".Do chị không nêu rõ chị với chồng chị đăng ký kết hôn tại Việt Nam hay tại Úc, mặt khác, chị sẽ về Việt Nam, còn chồng chị vẫn định cư bên Úc,do đó, theo chúng tôi chị nên nộp đơn xin ly hôn tại Úc sau đó về Việt Nam xin công nhận bản án này có hiệu lực và cho thi hành tại Việt Nam.
Hiện nay, hai vợ chồng chị đang sinh sống tại Úc mà chưa về Việt Nam,do vậy chị có thể làm đơn đơn phương ly hôn và gửi lên cơ quan có thẩmquyền yêu cầugiải quyết đơn phương ly hôncho chị và khi tiến hành yêu cầu đơn phương ly hôn tại Úc chị cần phải tìm hiểu các thủ tục của bên Úc, xem họ có những quy định về trình tự, thủ tục để giải quyết một vụ án ly hôn như thế nào. Chị có thể liên hệ với cơ quan lãnh sự của Việt Nam tại Úc để được giúp đỡ.Khi chị yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tại Úc giải quyết theo pháp luật của Úc thì bản án này chỉ có hiệu lực pháp luật tại lãnh thổ nước Úc mà không có hiệu lực pháp luật tại Việt Nam. Vì Việt Nam và Úc chưa có hiệp định tương trợ tư pháp, nếu như chị muốn bản án đócó hiệu lực thi hành tại Việt Nam thì sẽ thực hiện thủ tục xin công nhận bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền tại nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định tại điều 342 Bộ luật tố tụng dân sự 2004. Nếu như chị kếthôntạiÚcvàchưa làm thủ tục công nhận kết hôn tại Việt Nam thì chị sẽ làm thủ tục công nhận kết hôn tại Việt Nam theo quy định tại điều 38 nghị định 126/2014/ NĐ -CP như sau:
Thủ tục công nhận việc kết hôn tại Việt Nam của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài tại Việt Nam
"Điều 38. Hồ sơ, trình tự, thủ tục ghi vào sổ việc kết hôn1. Hồ sơ ghi vào sổ việc kết hôn được lập thành 01 bộ, gồm các giấy tờ sau đây:a) Tờ khai ghi vào sổ việc kết hôn theo mẫu quy định;b) Bản sao giấy tờ chứng nhận việc kết hôn do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp;c) Bản sao một trong các giấy tờ để chứng minh về nhân thân, như Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế;d) Bản sao sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú của người có yêu cầu.Trong trường hợp công nhận việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài mà trước đó công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài đã ly hôn với công dân Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì phải nộp giấy xác nhận ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã được giải quyết ở nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Hồ sơ ghi vào sổ việc kết hôn phải do một trong hai bên kết hôn nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 37 của Nghị định này.
3. Thời hạn giải quyết việc ghi vào sổ việc kết hôn là 05 ngày làm việc kể từ ngày Sở Tư pháp hoặc Cơ quan đại diện nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí. Trong trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc.Trong trường hợp từ chối ghi vào sổ việc kết hôn thì Sở Tư pháp, Cơ quan đại diện trả lời bằng văn bản cho người có yêu cầu, trong đó nêu rõ lý do.
4. Sau khi ghi vào sổ việc kết hôn, Giám đốc Sở Tư pháp, người đứng đầu Cơ quan đại diện ký và cấp cho người yêu cầu giấy xác nhận ghi vào sổ việc hộ tịch đã đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài theo mẫu quy định".
Còn nếu như chị đăng ký kết hôn tại Việt Nam thì chị không cần làm thủ tục công nhận kết hôn tại Việt Nam nữa.
Sau khi đã hoàn tất thủ tục ghi vào sổ kết hôn công nhận tại Việt Nam chị có thể gửi đơn xin công nhận quyết định, bản án của Tòa án nước ngoài về việc đã ly hôn và cho thi hành bản án đấy tại Việt Nam theo quy định tại điều 344 Bộ luật tố tụng dân sự.
"Điều344.Quyền yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài1. Người được thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền gửi đơn yêu cầu Toà án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài, nếu cá nhân phải thi hành cư trú, làm việc tại Việt Nam hoặc cơ quan, tổ chức phải thi hành có trụ sở chính tại Việt Nam hoặc tài sản liên quan đến việc thi hành bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài có tại Việt Nam vào thời điểm gửi đơn yêu cầu.2. Đương sự, người có quyền, lợi ích hợp pháp liên quan hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền gửi đơn yêu cầu Toà án Việt Nam không công nhận bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam".
Khi chị làm đơn yêu cầucông nhận bản án của Tòa án nước ngoài có hiệu lực và cho thi hành tại Việt Nan thì chị sẽ gửi đơn lên Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi mà chị sẽ đăng ký thường trú khi chị về nước, Tòa án sẽ mở phiên Tòa xem xét là công nhận hay không công nhận bản án đấy có hiệu lực và cho thi hành tại Việt Nam.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật Hôn nhân và gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận