Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn:1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này...
Hỏi: Vợ chồng tôi ly hôn 2013, có 01 cháu gái là con chung nay đã 10 tuổi, hiện tôi là người trực tiếp nuôi cháu, cha cháu cấp dưỡng, cháu bị bệnh tiểu năng trí tuệ, động kinh từ nhỏ, không kiểm soát được hành vi của mình.Bệnh tình của cháu ko thuyên giảm mà có chiều hướng gia tăng, cha cháu từ sau khi ly hôn đến giờ cứ mỗi lần vào thăm cháu là nói tôi không biết cách chăm con, làm bệnh con nặng hơn, không biết làm mẹ, chỉ làm hỏng kiếp người (là cháu), việc tôi gửi cháu ở trường chuyên biệt nhà nước cách nhà khác xa (vì không nơi nào nhận cháu) phải đưa đón thường xuyên thì được cha cháu cho là trường không biết chăm sóc, chỉ biết nhốt cháu, cô giáo không đạo đức. Tôi thật sự mệt mỏi với những điều đó vì tôi đã cố gắng trong khả năng của mình rồi.Gần đây cha cháu đặt vấn đề muốn nuôi con với điều kiện tôi phải sang tên lại ngôi nhà mẹ con tôi đang sinh sống sau khi cha cháu đã tặng 50% tài sản cho tôi từ năm 2011.Cha cháu có kiến thức về đông y, bấm huyệt, có địa vị xã hội, giao tiếp rộng, có điều kiện về kinh tế, việc để cha cháu nuôi con tôi hoàn toàn tin tưởng.Vậy tôi làm thế nào để thay đổi quyền nuôi con để cháu có được nhiều cơ hội hơn khi ở với tôi không? (Nguyễn Tuyết - Hà Nội)
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật gia Nguyễn Đại Hải - Tổ
tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình của Công ty Luật TNHH Everest - Trả lời:
Về quyền yêu cầu Tòa án giải quyết đối với việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn, Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
"Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn:1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:a) Người thân thích;b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;d) Hội liên hiệp phụ nữ”.
Các căn cứ nêu trên được áp dụng khi cha, mẹ thỏa thuận được về vấn đề thay đổi người trực tiếp nuôi con.
Trong trường hợp này, khách hàng không thể thỏa thuận được và nếu có yêu cầu Tòa án giải quyết thì vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định tại khoản 3, Điều 27 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004, sửa đổi bổ sung 2011. Cụ thể:
“Điều 27. Những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án.3. Tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn”.
Để giải quyết yêu cầu của khách hàng, khách hàng cần làm đơn khởi kiện về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Nội dung đơn khởi kiện, khách hàng cần thể hiện rõ yêu cầu của mình theo đúng nguyện vọng của khách hàng “tôi chỉ muốn cho cho cháu ở với cha cháu trong thời gian cháu chưa dậy thì”. Ngoài ra, khách hàng cần nêu rõ trong đơn về điều kiện, hoàn cảnh của mình hiện tại không còn đảm bảo được lợi ích tốt nhất của con nữa, cũng như điều kiện của cha để Tòa án có cơ sở giải quyết vấn đề này.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận