-->

Tư vấn pháp luật về hợp đồng thương mại?

So sánh hợp đồng ủy thác và hợp đồngđại lý. Giống nhau: - Đều là hợp đồng trung gian thương mại - Gồm hai bên chủ thể, là thương nhân

Hỏi: Tôi muốn hỏi: Thứ nhất, Trong luật thương mại có các loại hợp đồng như là mua bán, ủy thác, đại lý, 3 loại hợp đồng này giống và khác nhau như thế nào?Thứ hai, so sánh ủy thác mua bán hàng hóanhượng quyền thương mại?Thứ ba, có một tình huống như sau: một họa sĩ gửi tranh cho một cửa hàng bán. Chẳng may cửa hàng tranh bị cháy, trong đó các bức tranh của anh họa sĩ bị cháy hoàn toàn. Xin hỏi các luật sư, ai sẽ chịu trách nhiệm về việc tranh bị cháy này và quan hệ giữa anh họa sĩ và cửa hàng là gì? (Vũ Hải Hà - Hà Nội).

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thị Hoài Thương - Tổ tư vấn pháp luật hợp đồng của Công ty Luật TNHH Everest - Trả lời:

1. So sánh hợp đồng ủy thác và hợp đồngđại lý.

Giống nhau:

- Đều là hợp đồng trung gian thương mại

- Gồm hai bên chủ thể, là thương nhân

- Hợp đồng phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương

- Thực hiện hoạt động nhằm mục đích hưởng thù lao

Khác nhau:

Tiêu chí

Ủy thác mua bán hàng hóa

Đại lý thương mại

Khái niệm

Điều 155 Luật thương mại 2005

Điều 166 Luật thương mại 2005

Chủ thể

  • Bên ủy thác
  • Bên nhận ủy thác
  • Bên giao đại lý
  • Bên đại lý

Tư cách chủ thể

  • Bên nhận ủy thác bắt buộc là thương nhân.
  • Bên ủy thác là thương nhân hoặc không phải thương nhân

Cả 2 bên bắt buộc là thương nhân

Hình thức

  • Ủy thác mua hàng hóa
  • Ủy thác bán hàng hóa
  • Đại lý bao tiêu
  • Đại lý độc quyền
  • Tổng đại lý

Quyền của hai bên chủ thể

  • Quyền của bên ủy thác quy định tại Điều 162
  • Quyền của bên nhận ủy thác quy định tại Điều 164
  • Quyền của bên giao đại lý quy định tại Điều 172
  • Quyền của bên đại lý quy định tại Điều 174

Nghĩa vụ của hai bên chủ thể

  • Nghĩa vụ của bên ủy thác quy định tại Điều 163
  • Nghĩa vụ của bên nhận ủy thác quy định tại Điều 165
  • Nghĩa vụ của bên giao đại lý quy định tại Điều 173
  • Nghĩa vụ của bên đại lý quy định tại Điều 175

2. So sánh ủy thác mua bán hàng hóa và nhượng quyền thương mại

Giống nhau:

- Đều là hoạt động trong thương mại

- Gồm 2 bên chủ thể, là thương nhân

- Hợp đồng phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương

- Có thể ủy thác lại/nhượng quyền lại cho bên thứ 3

Khác nhau:

Tiêu chí

Ủy thác mua bán hàng hóa

Nhượng quyền thương mại

Khái niệm

Điều 155 Luật thương mại 2005

Điều 284 Luật thương mại 2005

Chủ thể

  • Bên ủy thác
  • Bên nhận ủy thác
  • Bên nhượng quyền
  • Bên nhận quyền

Tư cách chủ thể

  • Bên nhận ủy thác bắt buộc là thương nhân.
  • Bên ủy thác là thương nhân hoặc không phải thương nhân

Cả 2 bên bắt buộc là thương nhân

Đối tượng

Hàng hóa lưu thông hợp pháp

Hàng hóa, dịch vụ được phép nhượng quyền thương mại

Quyền của hai bên chủ thể

  • Quyền của bên ủy thác quy định tại Điều 162
  • Quyền của bên nhận ủy thác quy định tại Điều 164
  • Quyền của bên nhượng quyền quy định tại Điều 286
  • Quyền của bên nhận quyền quy định tại Điều 288

Nghĩa vụ của hai bên chủ thể

  • Nghĩa vụ của bên ủy thác quy định tại Điều 163
  • Nghĩa vụ của bên nhận ủy thác quy định tại Điều 165
  • Nghĩa vụ của bên nhượng quyền quy định tại Điều 287
  • Nghĩa vụ của bên nhận quyền quy định tại Điều 289

Đăng ký với cơ quan có thẩm quyền

Không phải đăng ký

Bên dự kiến nhượng quyền phải đăng ký với Bộ Công thương trước khi nhượng quyền thương mại

3. Tình huống của bạn không nói rõ quan hệ của ông họa sĩ và cửa hàng tranh nên có thể chia thành các trường hợp sau:

- Quan hệ môi giới trong thương mại

- Quan hệ ủy thác mua bán hàng hòa

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật doanh nghiệp mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.