-->

Tư vấn pháp luật: Phân chia vốn góp giữa người Việt Nam và người Hàn quốc

Công ty Luật TNHH Everest tư vấn pháp luật về phân chia vốn góp giữa người Việt Nam và người Hàn Quốc.

Hỏi: Em làm cho công ty của Hàn Quốc nhưng Việt Nam mình đứng tên giấy phép, ban đầu thành lập công ty này là chuyển máy móc từ công ty cũ của ông Hàn Quốc sang công ty mới này (vì một số lý do nên công ty cũ không thể hoạt động nữa nên thành lập công ty mới nhưng nhờ một công ty khác xuất hóa đơn chứng từ máy móc đàng hoàng! Công ty mới này thành lập vào tháng 3/2013. Dần dần đưa vào hoạt động do ông sếp Hàn Quốc thiếu vốn nên ông người Việt Nam đã đầu tư thêm vốn vào để mua trang bị trang thiết bị máy móc và mua thêm một số máy móc để hoạt động thuận lợi hơn! Nay sếp em ông Hàn Quốc muốn làm giấy chứng nhận là mình có góp vốn vào công ty này là bao nhiêu: máy móc quy ra là bao nhiêu tiền? Tiền mặt ông góp là bao nhiêu tiền, rồi người Việt Nam kia đã góp bao nhiêu tiền, chia tỷ lệ phần trăm ra rỏ ràng cụ thể! Vậy xin luật sư cho em hỏi em làm giấy chứng nhận góp vốn cụ thể là sếp Hàn Quốc tiền góp là bao nhiêu? Và em xin luật sư cho em xin mẩu giấy chứng nhận góp vốn được không? (Nguyễn Nam - Hà Giang)

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Đại Hải - Tổ tư vấn pháp luật doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest - Trả lời:

1. Theo quy định tại khoản 4 Điều 39 Luật doanh nghiệp, Giấy chứng nhận phần vốn góp có các nội dung chủ yếu sau đây: "a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty;b) Số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;c)Vốn điều lệ của công ty;d) Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với thành viên là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh đối với thành viên là tổ chức;đ) Phần vốn góp, giá trị vốn góp của thành viên;e) Số và ngày cấpgiấy chứng nhận phần vốn góp;g) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty".

Theo đó, giấy chứng nhận phần vốn góp của thành viên không cần công chứng, chứng thực

2. Mẫu giấy chứng nhận phần vốn góp của Công ty TNHH

CÔNG TY TNHH....

------------------------

Số ./CN - ...

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

------------------------

GIẤY CHỨNG NHẬN PHẦN VỐN GÓP

----------o0o-----------

CÔNG TY TNHH .....................................................................................

Địa chỉ trụ sở chính: ................................................................................

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: ...............................................

Nơi cấp: Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư :.............

Ngày cấp:......./....../........

Vốn điều lệ:.................................. VNĐ (................................................)

CHỨNG NHẬN

Ông/bà: .......................................................................................................

Sinh ngày: ....../......../........ Quốc tịch: .............................

Chứng minh nhân dân số: ........................................................................

Ngày cấp: ../....../..... Nơi cấp: .......................................

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: .............................................................

Chỗ ở hiện tại: ..................................................................................

Phần vốn góp: ..................................................................................

Giá trị vốn góp: ....................................................................................

Góp vốn bằng: (Tài sản, tiền mặt)

Ngày góp: ...../...../......

......., ngày ....... tháng ....... năm .........

Đại diện theo pháp luật của Công ty

(ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên, chức vụ)

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật doanh nghiệp mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.