Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình,...
Hỏi: Tình hình là gia đình nảy sinh mâu thuẫn từ 06/2015 đến nay không hòa giải được nên dẫn đến ly hôn. 22/03 này thì ra tòa giải quyết. Tôi có 2 đứa con sinh đôi được 16 tháng tuổi vợ tôi không muốn nuôi con và đưa cho tôi nuôi vợ tôi nói là mỗi tháng chu cấp 1.500.000đ. Đầu năm 2015 có mua 1 chiếc xe Airblade và đưa cho vợ tôi đứng tên.Từ tháng 01/2016 đã đi làm và ra ngoài ở riêng đến giờ và có mượn của tôi 4.000.000đ và vừa rồi 15/03 có nhờ tôi đứng ra mua cho dùm chiếc điện thoạitrị giá 7.490.000đ trả góp trong 12 tháng. Tôi muốn hỏi nếu ra toà chiếc xe máy và điện thoạicó được gọi là tài sản chung và chia đôi không? Còn số nợ thì sao. Còn phần tài sản khi kết hôn mà gia đìnhtôi cho thì tính như thế nào? Về phần con hiện tại 2 đứa đang tạm ở với tôi nhưng vì hoàn cảnh nên không thể nuôi 2 đứa được nhưng vợ tôi lại không đồng ý mỗi bên nuôi 1 đứa. Mà bắt buộc tôi phải nuôi hết. Còn vợ tôi chỉ chu cấp và qua lại thăm nom. Tôi ở nhà cha mẹ và 2 ngườithì vẫn còn sống. Vợ tôi nhà dưới quê giờ hiện đang ở nhà trọ. Nếu không giải quyết được tôi có thể làm đơn xin gia đình thay thế không? (Nguyễn Hà - Hà Nội)
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật gia Nguyễn Đại Hải - Tổ tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình của Công ty Luật TNHH Everest - Trả lời:
Thứ nhất: Đối với chiếc xe máy và số nợ
Theo quy định tại Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì xác định chiếc xe máy và số nợ là tài sản chung của vợ chồng bạn trong thời kỳ hôn nhân. Do những tài sản trên là tài sản phát sinh trong thời kỳ hôn nhân (khoản 1 Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014), tiếp đó những tài sản trên không có căn cứ, giấy tờ chứng minh đó là tài sản riêng của vợ hoặc chồng (khoản 3 Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014). Ở đây mặc dù khi mua xe là do vợ bạn đứng tên nhưng nếu vợ bạn không có giấy tờ chứng minh chiếc xe máy đó là tài sản riêng của vợ bạn thì đó vẫn xác định là tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
"Điều33. Tài sản chung của vợ chồng:1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung".
Thứ hai: Đối với phần tài sản mà gia đình bạn cho khi kết hôn
Với thông tin mà bạn cung cấp thì chưa thể xác định được đây là tài sản chung của vợ chồng hay tài sản riêng. Muốn xác định đây là tài sản chung hay riêng cần dựa vào hai yếu tố: Yếu tố thứ nhất là khi gia đình bạn cho thì cho riêng vợ hoặc cho riêng chồng hay cho chungcả hai vợ chồng, yếu tố thứ hai là nếu cho riêng thì hai bạn có thỏa thuận đây là tài sản chung hay không. Do đó, nếu gia đình bạn cho chung vợ chồng bạn thì đó là tài sản chung của vợ chồng bạn;ngược lại nếu cho riêng vợ hoặc chồng mà trong thời kỳ hôn nhân không thỏa thuận là tài sản chung thì đó đó là tài riêng của vợ hoặc chồng, nếu thỏa thuận đó là tài sản chung thì đó là tài sản chung của vợ chồng.
Thứ ba: Đối với chiếc điện thoại
Theo quy định tại khoản 25 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì trường hợp này không xác định đây là nhu cầu thiết yếu, hay nhu cầu sinh hoạt thông thường khác. Do đó, trường hợp này sẽ giải quyết theo quy định củ Bộ luật dân sự, chiếc điện thoại do bạn đứng tên trả góp thì bạn phải có nghĩa vụ trả hết khoản tiền đó, nếu bạn không tặng hay cho vợ bạn thì chiếc điện thoại đó là tài sản của bạn."Nhu cầu thiết yếulà nhu cầu sinh hoạt thông thường về ăn, mặc, ở, học tập, khám bệnh, chữa bệnh và nhu cầu sinh hoạt thông thường khác không thể thiếu cho cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình".
Thứ tư:Nếu không giải quyết được bạn có thể làm đơn xin gia đình thay thế hay không?
Theo quy định tại Điều 24 Bộ luật dân sựnăm 2005 thì đối với quyền nhân thân trong trường hợp này của bạn là quyền yêu cầu ly hôn và quyền nuôi con sau ly hôn.
"Điều 24.Quyền nhân thân:Quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác".
Ngoài ra, luật hôn nhân gia đình 2014 quy định những trường hợp người thân trong gia đình được yêu cầu ly hôn thay cho bạn: khoản 2 điều 51:"2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ".
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận