-->

Tư vấn pháp luật nhận con nuôi?

Luật sư tư vấn về nhận nuôi con nuôi...

Hỏi: Tôi đang định cư tại Mỹ còn quốc tịch Việt Nam. Muốn xin con nuôi tại Việt Nam và hiện tại đã tìm được người cho con nuôi rồi. Em bé này ở Kiên Giang, cha mẹ bé đã sinh 3 đứa con rồi nên không thể nuôi nổi nên đã cho tôi làm con nuôi.Và hiện tại tôi đã về Việt Nam nhận bé rồi. Nhưng mẹ của bé này chỉ viết giấy tay cam kết cho con nuôi. Và đã đưa giấy chứng sinh cho tôi (bé này chưa có giấy khai sinh) chúng tôi không đến UBND chứng thực gì hết. Tôi xin hỏibây giờ tôi làm cách nàođể thực hiện thủ tục đăng ký nhận con nuôi? Bên luật sư có thể giúp tôi làm hồ sơ nhận con nuôi này không? Và hiện tại tôi đang ở Việt Nam. (Nguyễn Nam - Hà Nội)

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Đại Hải - Tổ tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình của Công ty Luật TNHH Everest - Trả lời:

Điều kiện đối với người nhận con nuôi trong trường hợp xin nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài (bạn hiện là người Việt Nam định cư ở Hoa Kỳ) quy định tại Điều 14 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 như sau:

"Điều14. Điều kiện đối với người nhận con nuôi:1. Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;b) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;c) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;d) Có tư cách đạo đức tốt.2. Những người sau đây không được nhận con nuôi:a) Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;b) Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;c) Đang chấp hành hình phạt tù;d) Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thanh niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.3. Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này".

Theo quy định trên, bạn là người Việt Nam định cư ở nước ngoài sẽ phải đáp ứng các điều kiện theo Luật của nước mà bạn đang thường trú và quy định tại Điều 14 Luật Nuôi con nuôi năm 2010của Việt Nam.Thủtụcđăng kýnhậncon nuôibao gồm Hồ sơ của người nhận con nuôi và Hồ sơ của người được nhận làm con nuôi. Bạn sẽ phải chuẩn bị các giấy tờ, tài liệu theo quy định của Điều 31 Luật Nuôi con nuôi năm 2010.

"Điều31. Hồ sơ của người nhận con nuôi:1. Hồ sơ của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận người Việt Nam làm con nuôi phải có các giấy tờ, tài liệu sau đây:a) Đơn xin nhận con nuôi;b) Bản sao Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;c) Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam;d) Bản điều tra về tâm lý, gia đình;đ) Văn bản xác nhận tình trạng sức khỏe;e) Văn bản xác nhận thu nhập và tài sản;g) Phiếu lý lịch tư pháp;h) Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;i) Tài liệu chứng minh thuộc trường hợp được xin đích danh quy định tại khoản 2 Điều 28 của Luật này.2. Các giấy tờ, tài liệu quy định tại điểm b, c, d, đ, e, g và h khoản 1 Điều này do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người nhận con nuôi thường trú lập, cấp hoặc xác nhận. 3. Hồ sơ của người nhận con nuôi được lập thành 02 bộ và nộp cho Bộ Tư pháp thông qua cơ quan trung ương về nuôi con nuôi của nước nơi người nhận con nuôi thường trú; trường hợp nhận con nuôi đích danh quy định tại khoản 2 Điều 28 của Luật này thì người nhận con nuôi có thể trực tiếp nộp hồ sơ cho Bộ Tư pháp”.

Hồ sơ đối với người được nhận nuôi gồm các giấy tờ sau:

- Giấy khai sinh

- Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp

- Hai ảnh toàn thân nhìn thẳng, chụp không quá 06 tháng

- Bản tóm tắt đặc điểm, sở thích, thói quen của bé, sở thích, thói quen hàng ngày đáng lưu ý của trẻ em.

-Văn bản thể hiện sự đồng ý cho con đi làm con nuôi của cha mẹ đẻ của người được nhận làm con nuôi.

Theo thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi: Nhưng mẹ của bé này chỉ viết giấy tay cam kết cho con nuôi. Và đã đưa giấy chứng sinh cho bạn(bé này chưa có giấy khai sinh). Bạnvàmẹruột củabékhông đến UBND chứng thực gì hết. Do đó trong trường hợp này, để chuẩn bị đủ cho thủ tục nhận con nuôi, bạn và mẹ ruột của bé cần hoàn tất giấy khai sinh, giấy khám sức khỏe của bé(do cơ quan y tế cấp Huyện trở lên cấp); Đồng thời chứng thực văn bản thể hiện sự đồng ý cho con đi làm con nuôi của cha mẹ đẻ của cháubé. Sau khi hoàn tất mọi giấy tờ,bạn nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh nơi thường trú của cháu được nhận làm con nuôi để làm thủ tục.SởTư pháp nơi cháu được nhận nuôi thường trú sẽ có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, xác minh các giấy tờ có trong hồ sơ xin nhận làm con nuôi. Nếu đầy đủ và đúng theo yêu cầu của pháp luật thì sẽ tiến hành làm thủ tục trao nhận con nuôi cho bạn.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.