-->

Tư vấn luật về trách nhiệm bồi thường khi gây ra tại nạn giao thông?

Công ty Luật TNHH Everest tư vấn trường hợp gây tại nạn giao thông thì trách nhiệm bồi thường như thế nào.

Hỏi: Cha của em điều khiển xe gắn máy đi ngược chiều với ô tô và xảy ra tai nạn, hiện tại cha của em đang điều trị tại Bệnh Viện Chợ Rẫy (BVCR) và được bác sĩ chuẩn đoán là gãy tay phải, chân phải thì gãy phức tạp. Cha em đã phẩu thuật 1 lần và sẽ phẩu thuật lần 2 hiện tại chưa giám định là bao nhiêu phần trăm. Xe ô tô được xác định là của DNVLXD ông Lưu Lái, tại hiện trường thì xe ô tô đã nổ lốp bánh trước và nằm sang phần lề đường. Sau khi xử lí hiện trường xong cảnh sát giao thông đã thay vỏ lốp xe để đem xe về đồn cảnh sát. Em muốn hỏi, theo luật thì cảnh sát giao thông làm như vậy có đúng không? (Khánh Thy - TP.HCM)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Bùi Thị Phượng - Tổ tư vấn pháp luật giao thông Công ty Luật TNHH Everest trả lời:

- Theo quy định tại Điều 10 Quyết định 18/2007QĐ-BCAngày 05 tháng 01 năm 2007:

"Điều 10. Tạm giữ phương tiện giao thông và người điều khiển phương tiện giao thông có liên quan

1. Tạm giữ phương tiện giao thông có liên quan: a) Khi vụ tai nạn giao thông đường bộ xảy ra, các phương tiện giao thông có liên quan đều phải được tạm giữ để phục vụ công tác khám nghiệm, điều tra giải quyết (trừ các phương tiện giao thông ưu tiên theo quy định). Việc tạm giữ phương tiện giao thông phải được lập biên bản, ghi rõ tình trạng phương tiện bị tạm giữ; b) Trường hợp vụ tai nạn giao thông đường bộ có dấu hiệu tội phạm thì đơn vị Cảnh sát giao thông tạm giữ phương tiện có trách nhiệm bàn giao phương tiện bị tạm giữ cùng với hồ sơ vụ án cho đơn vị điều tra tội phạm về trật tự xã hội có thẩm quyền; c) Trường hợp tai nạn giao thông không có dấu hiệu tội phạm thì phương tiện giao thông bị tạm giữ được xử lý như sau:

- Đối với vụ tai nạn sau khi khám nghiệm phương tiện xong, xác định người điều khiển phương tiện không có lỗi thì phương tiện phải được trả ngay cho chủ sở hữu hoặc người điều khiển phương tiện;

- Các trường hợp khác việc tạm giữ phương tiện phải thực hiện theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính hiện hành và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Chú ý: Khi tạm giữ và trả phương tiện phải có quyết định và biên bản theo quy định của pháp luật.

2. Tạm giữ người điều khiển phương tiện giao thông:

- Việc tạm giữ người điều khiển phương tiện giao thông được thực hiện theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính hiện hành.

- Khi tạm giữ người, cần thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho người bị tạm giữ".

Do đó, căn cứ theo quy định trên việc cảnh sát thay lốp xe để đưa ô tô về đồn cảnh sát là đúng luật, việc đưa về đồng có thể nhằm mục đích phục vụ cho công tác điều tra giải quyết, nhằm tránh gây ra ách tắc giao thông.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật giao thông mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.