-->

Tư vấn luật: Điều kiện để bảo hộ nhãn hiệu là gì?

Điều 72 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định về Điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ .

Hỏi: Tôi mới làm ra son handmade và dự định đặt tên và đăng ký nhãn hiệu theo tên của mình. Vậy Luật sư cho tôi hỏi, khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cần lưu ý những điều kiện gì? (Thùy Dương – Hà Tĩnh)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Lê Thị Hồng Sơn - Tổ tư vấn pháp luật Sở hữu trí tuệ của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

“Điều72Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định về Điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ như sau:

Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;

2. Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác”.


“Điều73.Dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu


Các dấu hiệu sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu:


1. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước;


2. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép;


3. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài;


4. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận;


5. Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ”.

Như vậy, khi đăng ký nhãn hiệu mới, anh (chị) cần lưu ý những điều kiện trên theo quy định pháp luật. Đặc biệt, anh (chị) cần lưu ý rằng:Thứ nhất, nhãn hiệu đó không được trùng, giống hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu đang còn hiệu lực bảo hộ. Cần lưu ý rằng hiện đang có hàng chục ngàn nhãn hiệu đang được bảo hộ ở Việt Nam, và ở trên thế giới là hàng triệu;Thứ hai, nhãn hiệu phải dễ nhớ, hấp dẫn, gây sự chú ý để dễ in sâu vào tiềm thức người tiêu dùng,

phục vụ cho công việc kinh doanh và quảng bá sản phẩm;Thứ ba, nhãn hiệu cần có tính phân biệt mạnh, để không gây tranh cãi, nhầm lẫn, hoặc hiểu nhầm về nguồn gốc và bản chất sản phẩm/dịch vụ. Ngoài ra, nếu nhãn hiệu đó thuộc một trong các trường hợp không có khả năng phân biệt quy định tại khoản 2 Điều 74 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) thì cũng sẽ không được bảo hộ.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.