Công ty Luật TNHH Everest tư vấn hôn nhân về quyền đại diện cho con chưa thành niên.
Hỏi: Tôi (quốc tịch VN) cư trú tại Việt Nam, bố đẻ của con tôi (quốc tịch VN) cư trú và làm việc tại nước ngoài. Năm 2011 chúng tôi có con chung và tôi đồng ý cho việc nhận cha con để làm Khai sinh cho bé tại Việt Nam (Chúng tôi không đăng ký kết hôn cho tới thời điểm này).Qua nhiều năm, tôi thấy gặp nhiều trở ngại mỗi khi đưa con tôi đi du lịch hoặc trong tương lai có thể tôi sẽ cùng con tôi đi định cư dài hạn tại một quốc gia khác. Các Đại sứ quánđều yêu cầu giấy tờ đồng ý cho đi du lịch/định cư từ người còn lại khi nộp hồ sơ xin thị thực. Điều này đã tạo ra nhiều bất cập về thời gian chờ đợi giấy tờ đồng ý của bố con tôi gửi về và tôi gặp khó khăn trong việc sắp xếp các chuyến đi cũng như tương lai của con chung. Vậy tôi xin hỏi bố của con tôi có thể làm giấy Ủy quyền giám hộ cho tôi để tôi có toàn quyền quyết định với con chung hay không? Khi đó, trong trường hợp cụ thể này, việc ủy quyền đó sẽ có hiệu lực bao lâu? (Hà Anh - Hà Nội)
Luật gia Đào Thị Thu Hường - Tổ Tư vấn pháp luật Hôn nhân và gia đình - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Khoản 2 Điều 24 Luật Hôn nhân và gia đình quy định: "Vợ, chồng có thể ủy quyền cho nhau xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch mà theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan phải có sự đồngýcủa cả hai vợ chồng".
Trong trường hợp này, bố con bạn có thể làm giấy ủy quyền giám hộ cho bạn để bạn có toàn quyền quyết định với con chung. Hai bên cần lậpVăn bản ủy quyền, trong đó,cần nêu rõ phạm vi ủy quyền, quyền và nghĩa vụ của bên ủy quyền và bên được ủy quyền, thời hạn ủy quyền. Việc ủy quyền kéo dài bao lâu được pháp luật Việt Nam quy định trong BLDS như sau: "Điều 582.Thời hạn uỷ quyềnThời hạn uỷ quyền do các bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thoả thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng uỷ quyền có hiệu lực một năm, kể từ ngày xác lập việc uỷ quyền".
Tuy nhiên, việc nộp hồ sơ xin thị thực còn liên quan đến pháp luật của nước mà bạn muốn đến, do đó, bạn cần tìm hiểu xem theo pháp luật nước đó, vợ chồng có được ủy quyền cho nhau hay không.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật Hôn nhân và gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận