-->

Tư vấn đòi lại tài sản từ hợp đồng mua bán đất

Để đòi lại tài sản từ hợp đồng mua bán đất, có thể khởi kiện đòi lại tài sản tại Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền.

Hỏi:Tôi có một số vấn đề về chuyển nhượng đất xin nhờ các luật sư tư vấn giúp tôi. Ngày 31/01/2015, tôi (bên mua) và bà A (bên bán) có thực hiện văn bản thoả thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, đã có đóng dấu của công chứng viên.Sau khi nộp đầy đủ hồ sơ vào bộ phận một cửa của phòng tài nguyên môi trường ngày 16/01/2015, tôi nhận được giấy hẹn trả hồ sơ vào ngày 12/03/2015. Nhưng chưa đến hạn trả hồ sơ, ngày 13/02/2015, bà A bị người khác tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản nên tôi nhận được văn bản đình chỉ khối tài sản của bà A. Tôi làm đơn yêu cầu phòng Tài nguyên môi trường trả lời về việc chuyển nhượng tài sản của tôi và bà A thì tôi được nhận 1 văn bản nữa cho rằng việc chuyển nhượng này không đúng theo quy định của pháp luật theo khoản 1 và khoản 2, điều 64 Nghị định 43 ngày 15/05/2015 với lí do đất và tài sản gắn liền với đất cấp hộ của bà A không được những người có tên trong hộ bà A ký là không đúng quy định Pháp luật. Bà A có một người con trai và đã ly hôn chồng. (Thửa đất này nguyên thuỷ không phải của bà A mà là bà mua lại của ông B,sau khi ly hôn với chồng, khối tài sản này được chia cho bà A). Tôi không biết phải giải quyết thế nào để có thể lấy lại được tài sản nên nhờ luật sư giúp đỡ tôi! (Vũ Văn An - Hà Nội).

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Vương Tuấn Anh - Tổ tư vấn pháp luật doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest - Trả lời:

Điều 64 Nghịđịnh 43/2014/NĐ-CP quyđịnh, như sau:

"Điều 64. Hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.1. Hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình phải được người có tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự ký tên.2. Hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của nhóm người sử dụng đất, nhóm chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất phải được tất cả các thành viên trong nhóm ký tên hoặc có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự, trừ trường hợp các chủ sở hữu căn hộ cùng sử dụng chung thửa đất trong nhà chung cư."

Theo thông tin bạn cung cấp, Phòng tài nguyên môi trườngđã có văn bản trả lời bạn về việc chuyển nhượng quyền sử dụngđất giữa bạn và bà A. Văn bản củaphòngtàinguyên môi trườngcho biếtviệc chuyển nhượng này củabàA làkhông đúng theo quy định của pháp luật, theo khoản 1 và khoản 2 Điều 64 Nghị định 43/2014/NĐ-CPngày 15/05/2015. Với lí do đất và tài sản gắn liền với đất cấp hộ của bà A không được những người có tên trong hộ bà A ký là không đúng quy định pháp luật.

Điều 122 Bộ luật dân sự 2005 quyđịnh:"Điều 122.Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự.1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.2. Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định."

Do trong trường hợp nàyhợpđồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụngđất giữa bạn và bà A khôngđược những người có têntrong hộbà A ký tên, theo quy định tại Điều 64 Nghị định 43/2014/NĐ-CP. Như vậy làđã vi phạm quyđịnh của pháp luật về hợp đồng, văn bản giao dịchchuyển nhượng quyền sử dụngđất. Giao dịch mua bán đất này đãkhông tuân thủđúng cácđiều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sựquy định tại Điều 122 Bộ luật dân sự 2005.

Trườnghợpnàyđể bảovệquyền và lợi ích hợp pháp của mình, bạn nênyêu cầu lên Tòa án nhân dân cấp huyện tại nơi có mảnh đất tuyên bố giao dịchmua bánđất giữabạnvàbàAlà giao dịchdân sựvôhiệutheo quyđịnhtạiĐiều 127 Bộluậtdân sự2005:

"Điều 127.Giao dịch dân sự vô hiệu.Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 122 của Bộ luật này thì vô hiệu."

Điều 137 Bộ luật dân sự 2005 quyđịnh về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu như sau:

"Điều 137.Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu.1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường."

Theođó, giao dịch dân sự vô hiệu sẽ khônglàm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.Như vậy, sau khi Tòaán tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu thì bạn và bà A sẽ phải hoàn trả cho nhau những gìđã nhận. Bạn trả lại bà A tài sản mà bạn đã nhận từbà A và bà A phải hoàn trả lại số tiền, tài sảnđã nhận từ bạn.Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.

Trong trường hợp bà A không chịu trả lại số tiền, tài sảnđã nhận.Thì trường hợp nàyđể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình,bạn có thể khởi kiện đòi lại tài sản tạiTòa án nhân dân cấp huyện nơi bà A cư trú.Bạn cần chuẩn bị mộtbộ hồ sơ bao gồm:- Đơn khởi kiện (theo mẫu);- Các giấy tờliên quanđếnvụkiện( giấy giao nhậntiền,...);- Bản sao có công chứng chứng thực CMND hoặc sổ hộ khẩu;- Bản kê các giấy tờ nộp kèm theo đơn kiện (ghi rõ số bản chính, bản sao).


Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật hợp đồng mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.