Thời điểm mở thừa kế được hiểu là thời điểm người có tài sản chết; có nghĩa ở trường hợp của bạn, nếu giấy từ chối nhận di sản của người thừa kế được lập trong vòng sáu tháng kể từ ngày người để lại di sảnmất thì có hiệu lực.
Hỏi: Trẻ 12 tuổi cha mất, đứa trẻ này được hưởng thừa kế di sản của ông nội để lại . Mẹ là người giám hộ đương nhiên.Nhưng trong quá trình làm hồ sơ thừa kế thì người mẹ của cháu bé không hợp tác làm hồ sơ thừa kế vì lý do không cần số di sản đó nên hồ sơ phải ngưng vì không có chữ ký của người giám hộ đứa trẻ 12 tuổi. Trường hợp này tôi phải làm sao để hồ sơ thừa kế được tiếp tục tiến hành. Có phải ra tòa án đế quyết định hay không?
Luật gia Nguyễn Thành Đạt - Tổ tư vấn pháp luật thừa kế - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Ðiều 631 và Điều 632 Bộ luật Dân sự quy định về quyền thừa kế của cá nhân như sau:
"Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật".
Điều này có nghĩa làbất kỳ người nào cũng có quyền được hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật.
Và theo quy định tại Điều 20 Bộ luật Dân sự về năng lực hành vi dân sự của người chưa thành niên từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi thì:
"1.Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác.
2.Trong trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà không cần phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác".
Theo quy định trên thì người con nhỏ không thể tự mình xác lập, thực hiện việc từ chối nhận di sản thừa kế, mà phải thực hiện thông qua người đại diện là mẹcủa cháu.Điều 642 Bộ luật dân sự 2005 quy định về việctừ chối nhận di sản thừa kếnhư sau:
“1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.
2. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản; người từ chối phải báo cho những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản, cơ quan công chứng hoặc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có địa điểm mở thừa kế về việc từ chối nhận di sản.
3. Thời hạn từ chối di sản là sáu tháng, kể từ ngày mở thừa kế. Sau sáu tháng kể từ ngày mở thừa kế nếu không có từ chối nhận di sản thì được coi là đồng ý nhận thừa kế”.
Thời điểm mở thừa kế được hiểu là thời điểm người có tài sản chết; có nghĩa ở trường hợp của bạn, nếu giấy từ chối nhận di sản của người thừa kế được lập trong vòng sáu tháng kể từ ngày người để lại di sảnmất thì có hiệu lực. Quá sáu tháng theo quy định của pháp luật thì văn bản đó không có hiệu lực và họ vẫn là thừa kế phần di sản đósản.
Khuyến nghị:
- Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
- Nội dung tư vấn pháp luật thừa kế mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận