Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng.
Hỏi: Em và chồng kết hôn được 05 năm có cậu con trai 05 tuổi. Trong chuyện hôn nhân gia đình em có nhiều mâu thuẫn lắm. Chồng thường xuyên nhậu nhẹt, hay đánh đập và chửi mắng em. Em thật sự chán cảnh sống mà mọi người bên chồng và chồng em lại đối xử tệ bạc với em như vậy. Cách đây 02 tháng em bị chồng đánh đến thủng màng nhĩmà ba mẹ chồng em không la chồng em với lại giả bộ làm ngơ không biết gì. Xin luật sư tư vấn nếu em li hôn thì tòa có giải quyết hay không, em không muốn hòa giải đâu, bởi em đã chịu đựng cảnh này trong -5 năm thử hỏi có ai chịu đựng cảnh này không? Cho em hỏi em muốn giành quyền nuôi con, trong khi đó chồng em giành nuôi và nói nếu em bắt con thì chồng em sẽ giết em. Nếu sau li hôn, chồng em tìm cách phá hoại việc làm của em và đánh đập em, em phải làm sao? (Trần Trang - Hà Nam)
Luật gia Đào Thị Thu Hường - Tổ Tư vấn pháp luật Hôn nhân và gia đình - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
"Điều 56 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định vềLy hôn theo yêu cầu của một bên:1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia".
Như vậy, chồng bạn đã thường xuyên có hành vi đánh đập, đối xử tệ bạc,vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt đượcnên bạn có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việcly hôn đơn phương.
Việc hòa giải cơ sở được nhà nước và xã hội khuyến khích chứ không ép buộc nên bạn có quyền không thục hiện việc hòa giải cơ sở. Tuy nhiên, hòa giải tại tòa là thủ tục bắt buộc, cho nên bạn không thể yêu cầu Tòa án không tiến hành hòa giải được.
Về quyền nuôi consau khi ly hôn được thuân theo quy định tạiĐiều 58 Luật hôn nhân và gia đình 2014 về Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con sau khi ly hôn:Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn được áp dụng theo quy định tại các điều 81, 82, 83 và 84 của Luật này.
"Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con".
Như vậy nếu không thỏa thuận được người nuôi con thì Tòa án sẽ quyết định bạn hay chồng bạn là người nuôi con căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con. Nếu bạn là người có quyền nuôi con thì bạn phải tuân theo quy định tạiĐiều 83 Luật hôn nhân gia đình 2014 và chồng bạn phải tuân theo Điều 82 luật này.
"Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở".
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
"Điều 83. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn1. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.2. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con".
Theo đó, chồng bạn nếu không được trực tiếp nuôi con thì phải có nghĩa vụ tôn trọng quyền của bạn; có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con; có quyền được thăm con nhưng không được phép lạm dụng việc thăm nom mà gây cản trở hay ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, giáo dục concủa bạn. Nếu chồng bạn có ý định tìm cách phá hoại việc làm của bạn, đánh đập bạn, cản trở bạn nuôi conthì đã vi phạm quy định tại Điều 82 Luật hôn nhân gia đình vàbạn có thể nhờ Tòa án giải quyết.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật Hôn nhân và gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận