-->

Tranh chấp về hợp đồng mua bán đất

Nghiêm cấm việc mua, bán, lấn, chiếm đất đai, phát canh thu tô dưới mọi hình thức, nhận đất được giao mà không sử dụng, sử dụng không đúng mục đích, tự tiện sử dụng đất nông nghiệp, đất có rừng vào mục đích khác, làm huỷ hoại đất đai.

Hỏi: Năm 1992, gia đình chúng tôi có mua 01 mảnh đất. Giấy tờ mua bán đầy đủ. Nhưng vì lý do khách quan bên bán chưa dọn đi được khỏi mảnh đất đó. Họ hẹn đợi khi nào làm ăn có tiền mua nhà sẽ chuyển đi. Lúc bán có mẹ và con trai trong gia đình đó ký vào giấy tờ bán đất. Còn cô con gái đã lấy chồng nên không ký vào giấy tờ mua bán đất. Giấy tờ đất bán lại cho chúng tôi mang tên người mẹ. Gia đình chúng tôi có đầy đủ giấy tờ sổ đỏ và giấy tờ mua bán đất. Nhưng hơn chục năm sau họ vẫn chưa chuyển. Gia đình chúng tôi đâm đơn kiện và đã được nhà nước trao trả lại mảnh đất đó cho gia đình chúng tôi. Nhưng họ kháng án và Tòa án trung ương đã buộc xử lại. Hiện tai luật sư bên họ nói người con gái không kí vào nên 1/3 số đất đó nên chúng tôi phải trao trả hoặc bồi thường lại cho cô con gái đó. Đề nghị Luật sư tư vấn, trường hợp này chúng tôi phải làm thế nào? (Phạm Thị Điệp - Nam Định)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Trần Thu Trang - Tổ tư vấn pháp luật bất động sản của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Hợp đồng mua bán đất của gia đình anh (chị) được giao kết từ năm 1992, sẽ áp dụng theo Luật đất đai 1987

Theo Điều 5 Luật đất đai năm 1987 quy định như sau: "Nghiêm cấm việc mua, bán, lấn, chiếm đất đai, phát canh thu tô dưới mọi hình thức, nhận đất được giao mà không sử dụng, sử dụng không đúng mục đích, tự tiện sử dụng đất nông nghiệp, đất có rừng vào mục đích khác, làm huỷ hoại đất đai".

Như vậy, hợp đồng mua bán đất của gia đình anh (chị) không được pháp luật công nhận. Nêu giao dịch mua bán đất này bị vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật theo điều 128 Bộ luật dân sự 2005.

Điều 137 bộ luật dân sự 2005 quy định: “1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập. 2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật”.

Do vậy, anh (chị) nên yêu cầu bên kia hoàn trả lại khoản tiền mua nhà mà anh (chị) đã thanh toán cho họ trước đó.

Một điểm nữa, theo như anh (chị) cho biết, hơn chục năm sau khi giao kết hợp đồng họ vẫn sống ở mảnh đất đó mà không chuyển đi. Chúng tôi hiểu là trên mảnh đất có nhà, tài sản gắn liền với đất. Luật đất đai năm 1987 cho phép người sử dụng đất "... được quyền chuyển, nhượng, bán nhà ở, vật kiến trúc khác, cây lâu năm mà người sử dụng đất có được một cách hợp pháp trên đất được giao". Anh (chị) nên tìm xem kỹ hợp đồng giao kết với bên kia là hợp đồng gì, từ đó tìm cách phù hợp đòi lại quyền lợi cho mình

Hơn nữa, giấy tờ đất mang tên người mẹ nên người mẹ có toàn quyền định đoạt mảnh đất này. Người con gái và người con trai không có bất cứ quyền lợi hay nghĩa vụ mà người mẹ đứng tên. Nên việc họ đòi bồi thường hoặc hoàn trả một phần đất là vô lý, không đúng pháp luật

Khuyến nghị:

  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật bất động sản mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.