-->

Tranh chấp lợi nhuận của công ty khi nhờ người khác đứng tên?

thành lập công ty

Hỏi: Tháng 12/1995, A, B muốn thành lập công ty cổ phần nhưng chỉ có hai thành viên. Vì thế A nhờ C đứng giúp tên trong công ty về mặt giấy tờ. Việc này có giấy tờ cam kết nhờ đứng tên hộ của A và C, với B là người làm chứng. A đã nộp đầy đủ phần vốn của mình và của C. Sau đó A và C mâu thuẫn cá nhân nên C không đồng ý đứng tên giúp nữa mà lại đòi chia lợi nhuận củacông ty, nếu không anh ta dọa sẽ kiện ra tòa. Theo bạn, A có thể thắng kiện không nếu B đứng ra làm chứng? Cách giải quyết là gì? (Minh Huy - Hà Nội)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Hà Thị Phương - Tổ tư vấn pháp luật doanh nghiệp - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Về vấn đề A nhờ C đứng tên hộ để đăng ký thành lập doanh nghiệp:

Trong trường hợp này, A nhờ C đứng tên hộ để thành lập công ty, theo đó, C có thể sẽ trở thành người đại diện theo pháp luật của công ty nếu điều lệ công ty quy định theo Điều 140 Bộ luật dân sự năm 2005: "Đại diện theo pháp luật là đại diện do pháp luật quy định hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định".

Cũng theo khoản 4 Điều 141 Bộ luật này cũng quy định: "Người đứng đầu pháp nhân theo quy định của điều lệ pháp nhân hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền". Theo đó, khoản 2 Điều 13 Luật Doanh nghiệp 2014 cũng quy định: "Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp".

Như vậy, nếu trong điều lệ của công ty không quy định C là người đại diện theo pháp luật của công ty thì C cũng là một cổ đông hơn nữa lại là cổ đông sáng lậptrong công ty cổ phần này vì là người đứng tên để thành lập công ty. Do đó, C phảichịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp cũng như có quyền hưởng lợi nhuận tương ứng với số vốn mà mình đã góp. Nếu trong điều lệ công ty có quy định C là một trong những người đại diện theo pháp luật của công ty thì theo nguyên tắc chung thì với tư cách người đại diện theo pháp luật, C có quyền nhân danh công ty xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, ký kết hợp đồng vì lợi ích của công ty, được hưởng lợi nhuận từ việc kinh doanh của công ty. Trong nội bộ công ty, người đại diện theo pháp luật có quyền quyết định các vấn đề quan trọng như việc tổ chức và điều hành hoạt động kinh doanh, tổ chức nhân sự, quản lý, sử dụng tài khoản, con dấu của công ty...Bên cạnh các quyền lợi có được thì người đại diện theo pháp luật cũng sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động và các vấn đề phát sinh trong hoạt động của công ty.

Quyền của cổđông phổ thông được quy định tại Điều 114 Luật doanh nghiệp năm2014 như sau:

"1. Cổ đông phổ thông có các quyền sau đây:

a) Tham dự và phát biểu trong các Đại hội đồng cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện theo ủy quyền hoặc theo hình thức khác do pháp luật, Điều lệ công ty quy định. Mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết;

b) Nhận cổ tức với mức theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông;

c) Ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông của từng cổ đông trong công ty;

d) Tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật này;

đ) Xem xét, tra cứu và trích lục các thông tin trong Danh sách cổ đông có quyền biểu quyết và yêu cầu sửa đổi các thông tin không chính xác;

e) Xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp Điều lệ công ty, biên bản họp Đại hội đồng cổ đông và các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông;

g) Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần tại công ty;

2. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên trong thời hạn liên tục ít nhất 06 tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty có các quyền sau đây:

a) Đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát;

b) Xem xét và trích lục sổ biên bản và các nghị quyết của Hội đồng quản trị, báo cáo tài chính giữa năm và hằng năm theo mẫu của hệ thống kế toán Việt Nam và các báo cáo của Ban kiểm soát;

c) Yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này;

d) Yêu cầu Ban kiểm soát kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết. Yêu cầu phải bằng văn bản; phải có họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với cổ đông là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký doanh nghiệp đối với cổ đông là tổ chức; số lượng cổ phần và thời điểm đăng ký cổ phần của từng cổ đông, tổng số cổ phần của cả nhóm cổ đông và tỷ lệ sở hữu trong tổng số cổ phần của công ty; vấn đề cần kiểm tra, mục đích kiểm tra;

đ) Các quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

3. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều này có quyền yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong các trường hợp sau đây:

a) Hội đồng quản trị vi phạm nghiêm trọng quyền của cổ đông, nghĩa vụ của người quản lý hoặc ra quyết định vượt quá thẩm quyền được giao;

b) Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị đã vượt quá 06 tháng mà Hội đồng quản trị mới chưa được bầu thay thế;

c) Trường hợp khác theo quy định của Điều lệ công ty.

Yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông phải được lập bằng văn bản và phải có họ, tên, địa chỉ thường trú, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với cổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số quyết định thành lập, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức; số cổ phần và thời điểm đăng ký cổ phần của từng cổ đông, tổng số cổ phần của cả nhóm cổ đông và tỷ lệ sở hữu trong tổng số cổ phần của công ty, căn cứ và lý do yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông. Kèm theo yêu cầu triệu tập họp phải có các tài liệu, chứng cứ về các vi phạm của Hội đồng quản trị, mức độ vi phạm hoặc về quyết định vượt quá thẩm quyền.

4. Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì việc đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát quy định, tại điểm a khoản 2 Điều này được thực hiện như sau:

a) Các cổ đông phổ thông hợp thành nhóm để đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát phải thông báo về việc họp nhóm cho các cổ đông dự họp biết trước khi khai mạc Đại hội đồng cổ đông;

b) Căn cứ số lượng thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát, cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều này được quyền đề cử một hoặc một số người theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông làm ứng cử viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát. Trường hợp số ứng cử viên được cổ đông hoặc nhóm cổ đông đề cử thấp hơn số ứng cử viên mà họ được quyền đề cử theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông thì số ứng cử viên còn lại do Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và các cổ đông khác đề cử.

5. Các quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty."

Theo quy định này, C có quyền được hưởng lợi nhuận từ công ty, mặc dù C không góp vốn mà chỉ là người được đứng tên thay A. Nhưng theo quy định của pháp luật, giấy tờ có liên quan, đặc biệt là giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì C là một trong những cổ đông sáng lập công ty, nên C có quyền được hưởng những quyền và lợi ích của mình như pháp luật quy định.

Mặt khác, vì muốn thành lập công ty cổ phần nhưng chỉ có hai thành viên (chưa đủ số thành viên tối thiểu theo quy định của pháp luật - 3 thành viên). Do vậy, A đã nhờ C đứng tên hộ mình. A tự nộp tiền vốn của cả mình và củaC - người đứng tên hộ nhưng không góp vốn. Song, pháp luật Việt Nam hiện hành không cho phép nhờđứng tên thay. Hành vi này giữa A, B và C là hoàn toàn không đúng theo quy định của pháp luật, ở đây có thể xem như là có hành vi lừa dối cơ quan có thẩm quyền: không góp vốn nhưng vẫn đăng ký đứng tên để được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Theo pháp luật Việt Nam hiện hành theo Điều 20 Nghị định 155/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, khi vi phạm quy định về kê khai hồ sơđăng ký doanh nghiệp:

"1.Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi kê khai không trung thực, không chính xác trong trường hợp:

a)Đăng ký thành lập doanh nghiệp;

b)Đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;

c)Đăng ký hoạt động của chi nhánh, văn phòng đạidiện, địa điểm kinh doanh;

d)Đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh;

đ) Đăng ký giải thể doanh nghiệp;

e)Thông báo chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh;

g) Thông báo tạm ngừng kinh doanh.

2.Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc đăng ký thay đổi và thông báo lại các thông tin doanh nghiệp đã kê khai không trung thực, không chính xác".

Từ những phân tích trên, khi đem vụ việc của A và C kiện ra Tòa thì A sẽ gặp nhữngbất lợi sau: thứ nhất,có thể đều bị phạt vi phạm hành chính về hành vi kê khai sai hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệpvì trên giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp, C là một trong những cổ đông sáng lập công ty. Thứ hai,nếu đem vụ này ra tòa ánthì vụ việc sẽ kéo dài, gây bất lợi đến hoạt động của công ty, ảnh hưởng đến uy tín của công ty, giảm lợi nhuận của công ty.

Về giấy cam kết giữa A và C có B làm chứng:

Pháp luật Dân sự Việt Nam quy định, việc giao dịch dân sự được giao kết bằng lời nói, bằng hành vi cụ thể hoặc bằng văn bản. Pháp luật cũng quy định nhiều loại hợp đồng dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực (như: hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất, hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất, hợp đồng mua bán nhà đất…). Đối với những loại hợp đồng giao dịch mà pháp luật quy định phải công chứng hoặc chứng thực, khi các bên tham gia giao dịch phải tuân thủ, nếu vi phạm là trái pháp luật. Nghĩa là do các bên tự lập, không được cơ quan thẩm quyền chứng thực theo quy định, không có hiệu lực pháp luật.Trong thực tế, nhiều loại giấy tờ hợp đồng, giao kèo chỉ có hai bên tự lập nhưng vẫn có giá trị pháp lý, đó là các giao dịch mà pháp luật không quy định phải công chứng hoặc chứng thực. Tuy nhiên, để chặt chẽ và hạn chế việc tranh chấp, giấy tờ giao dịch được lập giữa hai đối tác phải có đầy đủ chữ ký, trường hợp cần thiết và chặt chẽ hơn nên có điểm chỉ (lăn tay). Trường hợp này, A và C đã có giấy cam kết,chắc hẳn đã có chữ ký của hai bên, giấycam kết này không phải công chứng, chứng thực. Để giấy cam kết này có hiệu lực pháp luật phải theo đáp ứng đầy đủ điều kiện để giao dịch có hiệu lực theo Điều 122 Bộ luật dân sư năm 2005:

"1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;

b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;

c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.

2. Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định".

Như vậy, chỉ cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện trên thì giấy cam kết giữa A và C sẽ có hiệu lực pháp luật.Hơn nữa, còn có B đứng ra làm chứng. Do vậy, A có thể thắng kiện nếu có giấy cam kết đúng pháp luật và B đứng ra làm chứng về việc ký kết giấy cam kết trên, nhưng A cũng sẽ gặp phải một số bất lợi khi ra tòa như đã phân tích ở phần trên.

Vì vậy, theo chúng tôi, cách tốt nhấtA và C nên có thỏa thuận phù hợp về việc chia lợi nhuận của công ty, cũng như cố gắng giải quyếtvấn đề mâu thuẫn giữa hai người, tránh gây hậu quả xấu cho cả hai bên.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật doanh nghiệp mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.