-->

Tranh chấp đất đai khi không có giấy tờ chứng minh giải quyết thế nào?

Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây: Nộp đơn yêu cầu giải quyết...

Hỏi: Năm 1986 tôi có mua một mảnh đất bên cạnh của hàng xóm, khi đó có giấy tờ viết tay của người bán. Khoảng 2 năm sau do không có nhu cầu ở tôi đã bán lại cho bà Nguyễn Thị T, khi đó bà Nguyễn Thị T đã đưa trước cho tôi 4 triệu tiền đặt cọc và có viết giấy là giấy giao nhận tiền, vì là bạn bè chỗ thân quen lên tôi cứ để cho bà Nguyễn Thị T đến sinh sống trên mảnh đất. Sau đó tôi có việc gia đình lên tôi phải ra nước ngoài sinh sống, tới nay tôi từ nước ngoài trở về yêu cầu bà Nguyễn Thị T thanh toán lốt số tiền còn lại, nhưng bà Nguyễn Thị T không đồng ý và nói rằng trước kia tôi đã bán mảnh đất cho bà T số tiền là 4 triệu rồi. Do khi sang nước ngoài sinh sống tôi đã đánh mất giấy tờ viết tay mua bán với chủ cũ. Và tôi cũng có thông tin là bà Nguyễn Thị T cũng đã mất giấy tờ viết tay giữa tôi và bà T (Giấy nhận tiền). Giờ tôi muốn lấy lại mảnh đất của mình thì phải làm như thế nào? (Nguyễn Thị Cải - Hà Nội)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Đại Hải - Tổ tư vấn pháp luật bất động sản của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Trong trường hợp này, do hai bên đều không có giấy tờ chứng minh về quyền sử dụng đất nên biện pháp giải quyết tranh chấp tốt nhất là thỏa thuận hoặc hòa giải tại UBND xã.

Theo khoản 2 Điều 203 Luật đất đai số 45/2013/QH13 quy định:

“2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự”.

Do đó, việc giải quyết tranh chấp trong trường hợp này được thực hiện như sau:

1. Giải quyết theo thủ tục hành chính

Một là, thủ tục hòa giải thực hiện theo Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, cụ thể:

Bước 01: Anh/chị nộp đơn yêu cầu hòa giải tại UNBD xã. Khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:

– Thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập giấy tờ, tài liệu có liên quan;

– Thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải;

– Tổ chức cuộc họp hòa giải có sự tham gia của các bên tranh chấp, thành viên Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt. Trường hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là việc hòa giải không thành.

Bước 02: Kết quả hòa giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản, gồm có các nội dung: Thời gian và địa điểm tiến hành hòa giải; thành phần tham dự hòa giải; tóm tắt nội dung tranh chấp thể hiện rõ về nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất đang tranh chấp, nguyên nhân phát sinh tranh chấp (theo kết quả xác minh, tìm hiểu); ý kiến của Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai; những nội dung đã được các bên tranh chấp thỏa thuận, không thỏa thuận.

Bước 03: Sau thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các bên tranh chấp có ý kiến bằng văn bản về nội dung khác với nội dung đã thống nhất trong biên bản hòa giải thành thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức lại cuộc họp Hội đồng hòa giải để xem xét giải quyết đối với ý kiến bổ sung và phải lập biên bản hòa giải thành hoặc không thành.

Hai là, về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Theo Điều 203 Luật đất đai năm 2013, trường hợp nếu có tranh chấp về đất đai thì trước tiên tranh chấp này phải được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã. Nếu như hòa giải tại UBND cấp xã không thành thì bạn có thể nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp huyện (do Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết).

Hồ sơ khởi kiện bao gồm:

Đơn khởi kiện gồm các nội dung chính: Ngày, tháng, năm làm đơn;Tòa án được yêu cầu giải quyết vụ án hành chính; Tên, địa chỉ của người khởi kiện, người bị kiện; Nội dung quyết định hành chính; Nội dung quyết định giải quyết khiếu nại (nếu có); Các yêu cầu đề nghị Tòa án giải quyết; Cam đoan về việc không đồng thời khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật bất động sản mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.