-->

Thủ tục ly hôn khi vợ bỏ nhà đi vì nợ nần quá nhiều?

Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn 1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn

Hỏi: Tôi và vợ tôi kết hôn hợp pháp năm 2004 và có 02 con chung là gái. Đứa lớn 11 tuổi. Đứa nhỏ 08 tuổi. Không có tài sản chung. Tình hình là vợ tôi cờ bạc thiếu nợ rất nhiều người và thiếu rất nhiều tiền đã nhiều lần và gia đình tôi đã trả cũng nhiều lần và tha thứ. Nay vợ tôi vẫn chứng nào tật nấy. Và gia đình tôi không giải quyết nữa. Vợ tôi đã bỏ đi cách đây 3 tháng.Trong thời gian vợ tôi bỏ đi những người cho vay nặng lãi đến phá nhà và làm phiền gia đình tôi vào những lúc đêm khuya. Tôi đã trình báo với chính quyền địa phương. Nhưng không cải thiện được tình hình. Nay tôi xin được ly hôn. Khi vợ tôi đã bỏ đi mà tôi không thể nào liên lạc. Xin luật sư tư vấn và giúp tôi trong trường hợp này tôi ly hôn bằng cách nào. Tôi cần giấy tờ hay thủ tục gì? (Trang Nhung - Hà Nội)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Đào Thị Thu Hường - Tổ Tư vấn pháp luật Hôn nhân và gia đình - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Trong trương hợp này, vợ của bạn đã bỏ đi được3 tháng tức là dưới 2năm. Để ly hôn ta căn cứ vào:

Khoản 1 điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình quy định:"Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn".

Khoản 1 điểu 56 Luật hôn nhân và gia đình quy định:"Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu một bên1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được".

Như vậy, nếu tình trạng hôn nhân của vợ chồng bạn rơi vào tình trạng trầm trọng thì bạn hoàn toàn được đơn phương ly hôn.

Hồ sơ đơn phương ly hôn bao gồm những giấy tờ sau:

+(theo mẫu)

+ Bản chính giấy chứng nhận đăng ký kết hôn

+ Bản sao chứng thực Giấy CMND/Hộ chiếu, Hộ khẩu thường trú của vợ chồng

+ Giấy khai sinh của con

+ Các giấy tờ liên quanđến quyền sở hữu tài sản của hai vợ chồng (nếu có tranh chấp tài sản)

Lúc này nếu có đầy đủ chứng cứ chứng minh tình trạng hôn nhân của bạn rơi vào trạng thái trầm trọng Tòa sẽ thụ lý và cấp, tống đạt để thông báo cho vợ bạn biết. Nếu việc cấp, tống đạt mà vợ bạn không biết thì Tòa án sẽ thực hiện niêm yết công khai hoặc thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng theo trình tự, thủ tục được quy định tại Bộ luật Tố tụng Dân sự. Sau đó Tòa sẽ đưa vụ việc ra xét xử, điều 199 Bộ luật Tố tụng Dân sự quy định:"Điều 199. Sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự1. Toà án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt; trường hợp có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử hoãn phiên toà, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.Toà án thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự biết việc hoãn phiên toà.2. Toà án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên toà, nếu vắng mặt không vì sự kiện bất khả kháng thì xử lý như sau:a) Nguyên đơn, người đại diện theo pháp luật vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên toà thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Nguyên đơn có quyền khởi kiện lại, nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn;b) Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên toà thì Toà án tiến hành xét xử vắng mặt họ”.

Nếu Tòa án không nhận đơn yêu cầu giải quyết ly hôn cho bạn thì bạn sẽ làm đơn khiếu nại gửi đến Chánh án Tòa án cấp trên trực tiếp giải quyết.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật Hôn nhân và gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.